Phần 2. Kiểm soát cảm xúc của bản thân trang 16 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức>
Chia sẻ về cách em thường dùng để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Em thảo luận với các bạn về các cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Hoạt động 1
Phương pháp giải:
Em đọc kỹ tình huống và trả lời câu hỏi ở phần gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Long và Kiên cảm thấy tức giận khi bị ướt tóc và quần áo
- Cách thể hiện cảm xúc: Long đã tức giận lập tức chạy lên, giằng lấy ca nhựa từ tay Minh vứt mạnh xuống đất. Còn Kiên thì nén giận, ngăn hành động của Minh lại và nói trách Minh tại sao lại làm như thế.
- Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của Kiên vì bạn đã biết kiểm soát cảm xúc của bản thân và bình tĩnh giải quyết vấn để không gây ra xung đột, tranh cãi với Minh.
Hoạt động 2
Câu 1
Chia sẻ về cách em thường dùng để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Gợi ý:
-Giải tỏa cảm xúc khi bị bạn hiểu lầm.
- Giải tỏa cảm xúc khi bị bắt nạt trên mạng.
Phương pháp giải:
Em chia sẻ với các bạn về cách em đã sử dụng.
Lời giải chi tiết:
- Giải tỏa cảm xúc khi bị bạn hiểu lầm:
+ Giữ im lặng và hít thở sâu để lấy bình tĩnh.
+ Ăn đồ ngọt để cảm thấy thoải mái hơn.
+ Tâm sự với bố mẹ, bạn bè về vấn đề mình gặp phải
- Giải tỏa cảm xúc khi bị bắt nạt trên mạng.
+ Nghe bản nhạc mình yêu thích
+ Chơi games, chơi thể thao
+ Thả lỏng và hít thở sâu
Câu 2
Thảo luận về các cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Phương pháp giải:
Em thảo luận với các bạn về các cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Lời giải chi tiết:
- Giữ im lặng một chút và hít thở sâu để bình tĩnh lại.
- Chơi games
- Nghe nhạc, xem phim.
- Ăn đồ ngọt để tâm trạng thoải mái hơn.
- Uống các loại trà thảo mộc.
- Tập thể dục, thể thao.
- Viết nhật ký.
Hoạt động 3
Câu 1.
Thực hành một cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Phương pháp giải:
Em sử dụng những cách đã thảo luận để giải tỏa khi có cảm xúc tiêu cực.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện.
Câu 2
Sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Phương pháp giải:
Em đọc kỹ tình huống và đặt mình vào trong trường hợp đó để đưa ra cách giải quyết của mình.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Hít thở sâu để lấy bình tĩnh, và đến hỏi bạn nguyên nhân tại sao bạn làm như thế. Sau đó giải thích cho bạn để bạn không hiểu lầm mình nữa.
Tình huống 2: Chủ động tìm cách nói chuyện với Hòa để giải thích về lý do mình làm như thế đồng thời phân tích để Hòa hiểu được hành động đó là không đúng. Rủ bạn cùng ôn tập cho những bài kiểm tra sau.
Hoạt động 4
- Vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày.
- Ghi lại kết quả vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân và những khó khăn, vướng mắc em đã gặp phải.
- Sưu tầm, tìm hiểu thêm một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực khác trong cuộc sống
Phương pháp giải:
Em vận dụng những kỹ năng đã học được vào cuộc sống thường ngày.
Lời giải chi tiết:
Một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực khác:
+ Đi dạo, ngắm cảnh
+ Sử dụng một số loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt.
+ Tìm kiếm các cảm xúc tích cực
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương trang 7 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 54 Kết nối tri thức
- Phần 2. Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trang 49 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức
- Phần 1. Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi trang 7 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức
- Phần 3. Tự hào truyền thống quê hương trang 44 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức
- Phần 2. Tham gia hoạt động thiện nguyện trang 43 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức
- Phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của nghề ở địa phương. trang 61 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức
- Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương trang 7 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 54 Kết nối tri thức
- Phần 2. Bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trang 49 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức
- Phần 1. Cảnh quan thiên nhiên quê hương tôi trang 7 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức
- Phần 3. Tự hào truyền thống quê hương trang 44 SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức