Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Cánh diều


Trước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có biểu cảm, phản ứng khác nhau trong đó có cả biểu cảm, phản ứng thể hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 33 SGK GDCD - Cánh diều

Trước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có biểu cảm, phản ứng khác nhau trong đó có cả biểu cảm, phản ứng thể hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng. Em hãy cùng bạn chơi trò chơi: “Gương mặt biết nói” theo gợi ý: Thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động của bạn. Nếu được hỏi: Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi có phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng hay không em sẽ trả lời như thế nào?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân, Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Khi chơi trò chơi “Gương mặt biết nói”, em sẽ thấy rất nhiều biểu cảm của khuôn mặt nhưng khi thấy những biểu cảm, hành động của khuôn mặt như: cau mày, nhăn nhó,... thì em có thể đoán được đây là biểu hiện của tâm lí căng thẳng.

Khám phá 1

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 34 SGK GDCD - Cánh diều

Hình ảnh: (trang 33, 34)

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, tình huống nào trong các hình ảnh trên là tình huống gây căng thẳng? Hãy chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống.

b) Em hãy kể thêm những tình huống gây căng thẳng mà em biết, mô tả biểu hiện căng thẳng trong những tình huống vừa kể và phân loại, sắp xếp những biểu hiện đó theo các nhóm trong bảng dưới đây

Phương pháp giải:

- Trực quan

- Liên hệ bản thân

- Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

a)

-Tình huống gây căng thẳng trong các hình ảnh trên là hình 1, hình 2, hình 4. Tình huống ở hình ảnh 3 không phải là tình huống căng thẳng vì các bạn học sinh trong ảnh đều vui chơi rất vui vẻ.

- Những biểu hiện của căng thẳng trong từng tình huống:

+ Tình huống 1: Bạn nữ trong ảnh đang căng thẳng vì bạn đang ôn thi cho bài thi ngày mai nhưng em gái bên cạnh luôn khóc. Biểu hiện của sự căng thẳng là lo lắng, mất tập trung, bực bội.

+ Tình huống 2: Bạn nam trong ảnh đang căng thẳng vì bạn bị điểm thấp  không đạt được kì vọng của bố mẹ. Biểu hiện của căng thẳng là lo lắng, hoảng sợ.

+ Tình huống 4: Bạn nữ trong ảnh căng thẳng vì bạn bị các bạn xa lánh, không ai chơi cùng. Biểu hiện của căng thẳng là lo lắng, buồn bã.

b)

- Bạn A là sao đỏ của trường. Trong giờ kiểm tra đầu giờ bạn A đã ghi lỗi bạn B vì bạn đi muộn. Cuối giờ trên đường đi học về, bạn A bị bạn B dọa đánh. Hôm sau bạn A rơi vào trạng thái căng thẳng với biểu hiện:

+ Cảm xúc: lo lắng, hoảng sợ

+ Thể chất: mất ngủ, mệt mỏi, uể oải.

+ Tinh thần: mất tập trung vào việc học.

-Tình huống: Bạn C là học sinh giỏi môn văn. Nhưng do trước hôm thi bạn không ôn bài khiến cho kết quả bài kiểm tra không được tốt. Bạn C cảm thấy căng thẳng vì không đạt được kì vọng của thầy cô và bố mẹ. Những biểu hiện của căng thẳng:

+ Cảm xúc: lo lắng, sợ hãi

+ Thể chất: mệt mỏi

+ Tinh thần: chán nản, mất tập trung.

Khám phá 2

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 35 SGK GDCD - Cánh diều

 Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, nguyên nhân nào gây căng thẳng của bạn T?

b) Em hãy cho biết, sự căng thẳng của T đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?

Phương pháp giải:

-        Trực quan

-        Đọc và tìm ý để trả lời

Lời giải chi tiết:

a) Nguyên nhân gây căng thẳng của bạn T là do bạn T bị chấn thương khi luyện tập khiến bạn phải nghỉ học, nghỉ thi đấu, không thể đạt được kì vọng của bản thân.

b) Sự căng thẳng của T đã khiến T trở nên cáu kỉnh, bực bội, không kiểm soát được hành động của bản thân nên đã quát mắng em vô cớ, ném vỡ bóng đèn, òa khóc.

Khám phá 3

Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 36 SGK GDCD - Cánh diều

Hình ảnh: (trang 36)

Quan sát và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh trên đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?

b) Em hãy nêu thêm một số cách ứng phó với căng thẳng?

Phương pháp giải:

-        Trực quan

-        Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

a)     Để ứng phó với căng thẳng các bạn học sinh đã làm:

+       Hình ảnh 1: Để ứng phó với căng thẳng bạn nữ đã tâm sự những chuyện buồn của mình cho bạn nghe.

+       Hình ảnh 2: Để ứng phó với căng thẳng bạn nam đã chơi môn thể thao mình thích nhất để giảm căng thẳng

+       Hình ảnh 3: Để ứng phó với căng thẳng bạn nữ đã viết nhật kí để giảm căng thẳng

+       Hình 4:  Để ứng phó với căng thẳng bạn nữ đã thẳng thắn đối mặt khi có mâu thuẫn và giải quyết một cách rõ ràng để tránh căng thẳng.

b)     Một số cách ứng phó với căng thẳng:

+       Thư giãn,giải trí: Làm điều mình muốn làm, luyện tập thể thao, hít thở sâu, nghe nhạc.

+       Suy nghĩ tích cực.

+       Chia sẻ tâm tư, suy nghĩ với bạn bè, thầy cô,  người thân.

+       Ăn uống kết hợp nghỉ ngơi và thể dục hợp lí.

+       Viết nhật kí.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 37 SGK GDCD - Cánh diều

Bài 1: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?

b) Em hãy nhận xét về cách ứng phó với căng thẳng của các bạn trong các hình ảnh trên.

c) Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống trên?

Phương pháp giải:

- Liên hệ thực tế,

- Liên hệ bản thân,

- Đọc và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a)

Hình 1: Nguyên nhân gây căng thẳng cho bạn là do mâu thuẫn với bố mẹ.

Hình 2: Nguyên nhân gây căng thẳng là do bạn gặp phải áp lực lớn trong việc học tập, kì vọng cao hơn khả năng bản thân có thể thực hiện.

Hình 3: Nguyên nhân gây căng thẳng là do áp lực học tập, số lượng bài tập cần làm nhiều dẫn đến mệt mỏi.

Hình 4: Nguyên nhân gây căng thẳng là do bạn vừa phải chăm mẹ ốm vừa phải cố gắng học tập cho các bài thi, bài kiểm tra nên không có thời gian nghỉ ngơi.

b)

- Các bạn ở hình 1 và hình 2 chưa biết cách đối phó với tâm lí căng thẳng, các bạn chưa giữ được bình tĩnh trước những sự cố xảy ra khiến cho các bạn suy nghĩ tiêu cực, không biết cách giải quyết.

- Các bạn ở hình 3 và 4 biết cách giúp bản thân giải tỏa tâm lí căng thẳng như chơi đàn và biết đưa ra giải pháp cho tình huống căng thẳng mình đang gặp phải như lập thời gian biểu rõ ràng.

c) Trước tiên các bạn cần phải giữ bình tĩnh, điều chỉnh lại cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, tránh dẫn đến tiêu cực. Sau đó tìm ra một cách làm phù hợp để giúp bản thân được thư giãn, giải tỏa tâm lí căng thẳng như tập thể dục, đọc sách, chơi thể thao, viết nhật kí,...

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 37 SGK GDCD - Cánh diều

Bài 2: Gần đây, C nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến C thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Những bất động ý kiến giữa C và bố mẹ xuất hiện nhiều hơn, mỗi khi bố mẹ góp ý, bảo ban thì C cho rằng bố mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình nữa. Lúc nào C cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và cảm thấy bản thân thật vô dụng.

Nếu là bạn của C, em sẽ làm gì để giúp C vượt qua trạng thái căng thẳng này?

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Trước tiên, em sẽ trấn an tinh thần của C bằng cách giải thích cho bạn hiểu rằng những thay đổi mà bạn nhận thấy chính là do đến tuổi dậy thì và đó là quá trình mà ai cũng phải trải qua nên bạn đừng lo lắng mà hãy chuẩn bị tinh thần tốt để chuẩn bị đón nhận. Tuổi dậy thì sẽ khiến cho con người ta thay đổi trước tiên là về mặt thể chất, về khuôn mặt sẽ có mụn bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu tư vấn và vệ sinh cho da mặt cẩn thận sạch sẽ giúp giảm đi mụn và ăn uống uống hợp lí cộng thêm tập thể dục thường xuyên để giúp dáng người cân đối.Thứ hai là thay đổi về mặt tâm lí, tâm lí thay đổi khiến bạn luôn cảm thấy không thoải mái là một điều không thể tránh khỏi, lúc này việc bạn cần làm là ngồi xuống nói chuyện thật bình tĩnh với bố mẹ, tâm sự với bố mẹ về những điều bạn suy nghĩ, như vậy bố mẹ mới hiểu được bạn đang cảm thấy thế nào. Em cũng sẽ khuyên bạn nên thử một số cách để giúp bạn giải tỏa tâm lí căng thẳng, như thể là chơi thể thao, đọc truyện, xem phim, trồng cây, nấu ăn,...

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 38 SGK GDCD - Cánh diều

Bài 3: Em đã gặp những biểu hiện căng thẳng nào dưới đây? Em đã làm gì để vượt qua những căng thẳng đó? Hãy chia sẻ điều này với các bạn.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

-        Em đã gặp các biểu hiện căng thẳng như:

+       Em cảm thấy lo lắng cho tương lai

+       Em cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày

+       Em cảm thấy buồn và thất vọng

-        Cách giải quyết:

+       Tìm một thú vui, việc làm gây hứng thú, tạo niềm vui cho bản thân.

+       Luôn cố gắng học tập thật hết mình để đạt được điều mong muốn.

+       Lúc mệt mỏi thì có thể đứng dậy giải trí rồi quay lại công việc để giảm lo lắng, căng thẳng.

Luyện tập 4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 39 SGK GDCD - Cánh diều

Bài 4:  Quan sát hình ảnh thực hành thư giãn và chia sẻ cảm nhận qua bài tập Yoga cười.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Bài tập Yoga cười khiến tâm trạng trở nên thoải mái hơi, được thả lỏng hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Và đặc biệt bài tập Yoga cười còn giúp ta được cười một cách thoải mái, nhẹ nhàng nhất

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 39 SGK GDCD - Cánh diều

Bài 1: Em hãy cùng bạn thiết kế một cuốn sổ hướng dẫn thực hiện các trò chơi lành mạnh có tác dụng giảm áp lực, căng thẳng trong học tập.

Phương pháp giải:

-        Liên hệ bản thân

-        Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

- Các trò chơi lành mạnh có tác dụng giảm áp lực, căng thẳng trong học tập là Yoga, tập làm thám tử, tìm khó báu, tập làm thám tử, trò chơi lắng nghe…

- Cách chơi trò “trò chơi lắng nghe” :

+       Chuẩn bị: Chuẩn bị nhiều đồ vật đa dạng để tạo ra nhiều thể loại âm thanh khác nhau.

+       Cách chơi: Đặt tất cả các món đồ đó trước mặt bạn bè và cho bạn bè nhìn 1 lượt. Rồi bạn dùng gậy gõ vào từng món một để bé được lắng nghe âm thanh của từng đồ vật. Sau đó, bạn cho bạn bè xoay mặt ra chỗ khác hoặc bịt mắt. Lần này bạn gõ bất kì món nào để tạo âm thanh và cho bạn bè đoán tên.

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 39 SGK GDCD - Cánh diều

Bài 2: Em hãy quay một video ghi lại quá trình thực hiện một hoạt động thể thao hoặc giải trí phù hợp có tác dụng giảm căng thẳng và chia sẻ lợi ích của hoạt động đó với bạn bè trong lớp.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân

Lời giải chi tiết:

Quay một video ghi lại quá trình thực hiện một hoạt động thể thao hoặc giải trí phù hợp có tác dụng giảm căng thẳng cần chuẩn bị:

+       Hình thức: Hoạt động thể thao: Cầu lông

+       Chuẩn bị: Một đôi vợt và quả cầu lông

+       Cách thực hiện: Hoạt động này yêu cầu có tối thiểu 2 người chơi. Một bạn phát cầu và bạn còn lại sẽ đỡ cầu. Cứ đánh qua lại như vậy, bên nào rơi cầu nhiều lần thì bên đó thua.

Ý nghĩa: Hoạt động thể thao này không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn giúp bạn giải trí, giảm căng thẳng trong học tập.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí