Bài 4. Học tập tự giác, tích cực>
Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng tinh thần học tập tự giác, tích cực. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 20 SGK GDCD - Cánh diều
Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng tinh thần học tập tự giác, tích cực. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
Phương pháp giải:
Lập luận, liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Câu nói của Lê-nin là câu nói hoàn toàn đúng. Tri thức rất rộng lớn, biển học rất mênh mông mà sự hiểu biết của con người thì nhỏ bé. Vậy nên để có thể có thêm hiểu biết, tầm nhìn rộng, tâm hồn phong phú, giá trị bản thân được nâng cao thì con người phải không ngừng học tập. Câu nói của Lê-nin còn nhắc nhở chúng ta không ngừng học tập, rèn luyện tri thức, đạo đức để xứng đáng là người con của tổ quốc.
Khám phá 1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 21 SGK GDCD - Cánh diều
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy phân tích thái độ và hành vi học tập của các bạn học sinh trong các hình ảnh trên và chỉ ra những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực; biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập.
b) Ngoài những biểu hiện trên, em còn biết những biểu hiện nào thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập?
Phương pháp giải:
- Trực quan
- Liên hệ thực tế
- Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
a) Thái độ học tập và hành vi học tập của các bạn học sinh trong các hình ảnh trên được thể hiện qua các biểu hiện:
+ Hình ảnh 1: Bạn học sinh có thái độ tự giác học tập, tích cực vì bạn đã cố hoàn thành hết số bài tập.
+ Hình ảnh 2: Các bạn học sinh có thái độ tự giác học tập, tích cực vì các bạn đã chia nhau công việc nhóm.
+ Hình ảnh 3: Bạn nữ có thái độ tự giác học tập, tích cực vì bạn đã xem lại video bài giảng của cô. Còn bạn nam bên cạnh chưa có ý thức tự giác học tập, tích cực vì khi gặp bài toán khó bạn đã bỏ cuộc, không làm.
+ Hình ảnh 4: Bạn học sinh có thái độ tự giác học tập, tích cực vì bạn đã lập kế hoạch học tập, mục tiêu cho bản thân mình.
+ Hình ảnh 5: Bạn học sinh nam chưa có ý thức tự giác học tập, tích cực vì chưa ôn bài đã ngồi xem tivi và có thái độ không nghe lời khi bố mẹ nhắc nhở học tập.
+ Hình 6: Bạn nữ có thái độ tự giác học tập, tích cực vì có ý thức làm hết bài tập cô giao về nhà. Còn bạn nam bên cạnh chưa có ý thức tự giác học tập, tích cực vì bạn không chịu làm bài tập về nhà và có thái độ ỷ lại vào bạn khác, chép bài của bạn.
- Những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: Cố gắng hoàn thành hết bài tập (hình 1), chủ động phân chia, làm việc nhóm (hình 2), Xem lại bài giảng của cô (bạn nữ hình 3), có kế hoạch, mục tiêu học tập (hình 4), chủ động làm hết bài tập cô giao về (bạn nữ hinhf 6).
- Những biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập: Gặp bài toán khó là từ bỏ (bạn nam hình 3), không chịu học bài, ôn tập, không nghe lời bố mẹ nhắc nhở (hình 5), không làm bài tập về nhà, chép bài bạn (bạn nam hình 6)
b) Ngoài những biểu hiện trên, còn có một số biểu hiện thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập như:
+ Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động.
+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần bố mẹ, thầy cô, bạn bè nhắc nhở.
+ Luôn vượt khó, kiên trì trong học tập.
+ Tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
+ Có phương pháp học chủ động.
+ Biết vận dụng những kiến thức đã được học vào trong đời sống thực tế.
Khám phá 2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 22 SGK GDCD - Cánh diều
Đọc và trả lời câu hỏi:
a) Theo em vì sao Minh và Nga đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?
b) Em hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
Phương pháp giải:
- Đọc và tìm ý trả lời câu hỏi
- Nhận biết ý chính
- Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
a) Minh và Nga đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập vì:
+ Minh luôn xây dựng kế hoạch học tập với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và sắp xếp thời gian học hợp lí. Ngoài giờ học trên lớp, Minh còn tranh thủ thời gian ở trường để tìm đọc các tài liệu tham khảo trong thư viện hay mượn về nhà đọc. Với bài tập khó Minh luôn cố gắng đào sâu suy nghĩ, tìm mọi cách giải hay và sáng tạo.
+ Nga có mục tiêu học tập rõ ràng, luôn nỗ lực, kiên trì học tập, luôn chủ động với kế hoạch học tập của bản thân và nuôi chí lớn chinh phục các kì thi cao hơn.
b) Ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực:
Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập; đạt được kết quả và mục tiêu học tập đề ra; được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 23 SGK GDCD - Cánh diều
Hãy chia sẻ với bạn về mục tiêu phấn đấu trong học tập của em trong năm học này em sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó
Phương pháp giải:
- Liên hệ thực tế
- Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Mục tiêu phấn đấu trong học tập của em năm nay là đạt kết quả cao trong kì thi và là học sinh giỏi toàn diện.
Để đạt được mục tiêu đó em sẽ :
- Tập trung nghe giảng trên lớp
- Chăm chỉ làm bài tập về nhà.
- Tham khảo một số đề nâng cao để làm thêm.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 23 SGK GDCD - Cánh diều
Em hãy liệt kê những việc làm của bản thân thể hiện việc không tự giác, tích cực trong học tập và nêu cách khắc phục hạn chế đó
Phương pháp giải:
- Liên hệ bản thân
- Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Những việc làm của bản thân thể hiện việc không tự giác, tích cực trong học tập và nêu cách khắc phục hạn chế đó là:
Những việc làm thể hiện việc không tự giác, tích cực trong học tập |
Cách khắc phục |
Gặp bài toán khó không nghĩ ra sẽ lên mạng tìm hoặc xem bài bạn. |
Cần tìm tòi, đọc sách, nhờ bạn bè, thầy cô giảng, hướng dẫn. |
Mải xem một bộ phim mà vào học muộn. |
Cần sắp xếp thời gian chơi và học một cách hợp lí. |
Chỉ ôn bài khi sắp có bài kiểm tra hoặc sắp thi. |
Cần lập ra kế hoạch, mục tiêu học tập rõ ràng và thực hiện kế hoạch học tập đó. |
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 23 SGK GDCD - Cánh diều
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được ước mơ của bản thân.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.
D. Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực.
Phương pháp giải:
Liên hệ trực tiếp, loại trừ đáp án đúng sai.
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình với ý:
A. Vì chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập không cần ai nhắc nhở chính là biểu hiện của học tập tự giác.
D. Vì Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực vì đây là ý nghĩa của việc học tập tự giác và tích cực.
Em không đồng tình với ý:
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được vì nếu chỉ học tập tự giác và tích cực những môn mà mình thích học thì không được nên phải học tập tự giác và tích cực với mấy môn khác nữa.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra vì nếu không có điều chỉnh được mục tiêu học tập đã đặt ra thì sẽ thất bại, khi có tính học tập tự giác và tích cực sẽ thành công trong mọi việc.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 23 SGK GDCD - Cánh diều
Cuối tuần, H đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì A đến rủ đi chơi, H từ chối không đi, A liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập khó, nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi”.
a) Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A?
b) Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc và trả lời theo suy nghĩ của mình
- Liên hệ, đặt mình vào hoàn cảnh tình huống.
Lời giải chi tiết:
a) Theo em, H là người có ý thức học tập tự giác, chủ động, tích cực, chủ động làm bài tập nâng cao ở nhà vào cuối tuần.
Còn A là người chưa có ý thức tự giác học tập, chỉ làm những bài tập dễ, bài cô yêu cầu, chưa có ý thức tự học nâng cao.
b) Nếu em là H, em sẽ khuyên bạn A về nhà học bài, cố gắng suy nghĩ, tìm cách giải cho những bài toán khó. Và sẽ khuyên bạn muốn học tập ngày càng tiến bộ thì việc học kiến thức cơ bản là chưa đủ cần học và làm những bài nâng cao. Khi bạn làm những bài nâng cao sẽ giúp bạn ôn luyện và củng cố kiến thức và còn giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 23 SGK GDCD - Cánh diều
Em hãy lập một bản kế hoạch của cá nhân để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập theo gợi ý sau:
- Xác định mục tiêu của kế hoạch
- Lập kế hoạch thực hiện và liệt kê những việc làm cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
- Thực hiện kế hoạch và thường xuyên đánh giá quá trình thực hiện để có điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp...
Phương pháp giải:
- Liên hệ bản thân
- Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
- Mục tiêu của kế hoạch: Trở thành một phiên dịch viên giỏi.
- Lập kế hoạch và những việc cần đạt được:
+ Luyện cách phát âm đúng và hay.
+ Luyện kĩ năng nghe, viết.
+ Học từ vựng và ngữ pháp.
+ Đọc nhiều sách tham khảo về tiếng anh.
+ Rèn khả năng tự tin trước đám đông.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 23 SGK GDCD - Cánh diều
Em hãy sưu tầm các phương pháp học tập tích cực mang lại hiệu quả cao và lựa chọn một phương pháp học tập để áp dụng cho bản thân
Phương pháp giải:
- Liên hệ thực tế.
- Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
- Học theo nhóm: Thảo luận giúp người học rèn luyện tư duy phản biện và học cách trao đổi, trình bày quan điểm của bản thân trước nhiều người. Đồng thời tạo thêm hứng thú và giúp người học tham gia tích cực hơn, học được nhiều hơn thay vì thụ động ngồi nghe giảng hay đọc sách.
- Học từ thất bại: Đừng để cảm giác thất bại hủy hoại bản thân hay hãy khiến những thất bại thành động lực để những động lực đó giúp bạn vượt qua thử thách.
- Luôn ghi chú cẩn thận và đầy đủ kiến thức: Việc ghi chú sẽ giúp việc học trở nên mới lạ, dễ nắm bắt ý chính, dễ nhớ hơn.
- Học bằng sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy là cách tóm tắt một bài bằng những ý chính. Việc học bằng sơ đồ tư duy sẽ dễ nhớ hơn, nắm bắt được những ý chính của bài.
- Học tập trung: Khi chú ý, tập trung vào bài học sẽ giúp bạn hiểu bài hơn, nắm bắt được những ý cơ bản, ý nâng cao, nhớ được kiến thức của bài khiến việc học có hiệu quả và dễ dàng hơn.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 11: Thực hiện, phòng, chống tệ nạn xã hội GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 10: Tệ nạn xã hội GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 11: Thực hiện, phòng, chống tệ nạn xã hội GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 10: Tệ nạn xã hội GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường GDCD 7 Cánh diều
- Lý thuyết Bài 8: Bạo lực học đường GDCD 7 Cánh diều