Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 19 vở thực hành Toán 9


Một hình chữ nhật có diện tích là (48c{m^2}). Biết rằng, nếu tăng chiều dài thêm 2cm thì diện tích hình chữ nhật đó tăng lên (12c{m^2}). Độ dài hai cạnh của hình chữ nhật đó là A. 10; 4,8. B. 4; 12. C. 8; 6. D. 3; 16.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 19 Vở thực hành Toán 9

Một hình chữ nhật có diện tích là 48cm248cm2. Biết rằng, nếu tăng chiều dài thêm 2cm thì diện tích hình chữ nhật đó tăng lên 12cm212cm2. Độ dài hai cạnh của hình chữ nhật đó là

A. 10; 4,8.

B. 4; 12.

C. 8; 6.

D. 3; 16.

Phương pháp giải:

Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải hệ phương trình.

Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

Lời giải chi tiết:

Gọi chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là x và y (cm, x>y>0x>y>0).

Vì diện tích hình chữ nhật là 48cm248cm2 nên ta có phương trình xy=48(1)xy=48(1).

Tăng chiều dài thêm 2cm thì chiều dài hình chữ nhật là x+2(cm)x+2(cm).

Khi đó, diện tích hình chữ nhật là: (x+2)y(cm2)(x+2)y(cm2).

Vì diện tích hình chữ nhật đó tăng lên 12cm212cm2 nên ta có phương trình: (x+2)yxy=12(x+2)yxy=12, suy ra 2y=122y=12 (2).

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: {xy=482y=12

Từ phương trình thứ hai của hệ ta có: y=122=6(cm) (thỏa mãn điều kiện).

Thay y=6 vào phương trình thứ nhất của hệ ta có: 6x=48, suy ra x=486=8(cm) (thỏa mãn điều kiện).

Vậy chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật lần lượt là 8cm và 6cm.

Chọn C

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 19 Vở thực hành Toán 9

Một số tự nhiên gồm hai chữ số có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3 và hai lần chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị bằng 15. Số tự nhiên đó là

A. 36.

B. 63.

C. 58.

D. 85.

Phương pháp giải:

Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải hệ phương trình.

Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

Lời giải chi tiết:

Gọi chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của số đó lần lượt là x, y (x,yN,y9,4x9).

Vì chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3 nên ta có phương trình: xy=3(1)

Vì hai lần chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị bằng 15 nên ta có phương trình: 2x+y=15(2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: {xy=32x+y=15

Cộng từng vế hai phương trình của hệ ta được 3x=18, suy ra x=6 (thỏa mãn).

Thay x=6 vào phương trình thứ nhất của hệ ta được 6y=3, suy ra y=3 (thỏa mãn).

Vậy số cần tìm là 63.

Chọn B

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 19 Vở thực hành Toán 9

Sáu năm trước tuổi mẹ bằng 5 lần tuổi con trừ đi 2. Đến nay tuổi mẹ vừa đúng gấp 3 lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?

A. 36.

B. 37.

C. 38.

D. 39.

Phương pháp giải:

Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải hệ phương trình.

Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

Lời giải chi tiết:

Gọi số tuổi của mẹ và con năm nay lần lượt là x, y (tuổi, x,yN,x>y>6)

Vì năm nay tuổi mẹ vừa đúng gấp 3 lần tuổi con nên ta có phương trình: x=3y (1).

Sáu năm trước, tuổi mẹ là x6 (tuổi), tuổi con là y6 (tuổi).

Vì sáu năm trước tuổi mẹ bằng 5 lần tuổi con trừ đi 2 nên ta có phương trình: x6=5(y6)2, suy ra x5y=26 (2).

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: {x=3yx5y=26

Thay x=3y vào phương trình thứ hai của hệ ta có: 3y5y=26, suy ra y=13 (thỏa mãn). Suy ra x=13.3=39 (thỏa mãn)

Vậy năm nay mẹ 39 tuổi.

Chọn D

Câu 4

Trả lời Câu 4 trang 19 Vở thực hành Toán 9

Trong một thí nghiệm, Mai muốn pha 50 gam dung dịch HCl nồng độ 12% từ dung dịch HCl nồng độ 10% và dung dịch HCl nồng độ 20%. Hỏi Mai cần sử dụng bao nhiêu gam mỗi loại dung dịch để có được dung dịch mong muốn?

A. 10 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 40 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.

B. 40 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 10 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.

C. 20 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 30 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.

D. 25 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 25 gam dung dịch HCl nồng độ 20%.

Phương pháp giải:

Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

- Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải hệ phương trình.

Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.

Lời giải chi tiết:

Gọi số gam dung dịch HCl nồng độ 10% và số gam dung dịch HCl nồng độ 20% lần lượt là x, y (gam, 0<x,y<50).

Vì Mai muốn pha được 50 gam dung dịch HCl nên ta có: x+y=50 (1).

Số gam HCl trong dung dịch HCl nồng độ 10% là 0,1x(g).

Số gam HCl trong dung dịch HCl nồng độ 20% là 0,2y(g).

Khi pha x gam dung dịch HCl nồng độ 10% và y gam dung dịch HCl nồng độ 20% ta được 50 gam dung dịch HCl nồng độ 12% nên ta có phương trình: 0,1x+0,2y50=12%, suy ra x+2y=60 (2).

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: {x+y=50x+2y=60

Trừ từng vế hai phương trình của hệ, ta được y=10 (thỏa mãn)

Thay y=10 vào phương trình thứ nhất của hệ ta được: x+10=50, suy ra x=40 (thỏa mãn).

Vậy khi pha 40 gam dung dịch HCl nồng độ 10% và 10 gam dung dịch HCl nồng độ 20% ta được 50 gam dung dịch HCl nồng độ 12%.

Chọn B


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 1 trang 20 vở thực hành Toán 9

    Tìm số tự nhiên n có hai chữ số, biết rằng tổng của hai chữ số đó bằng 12, và nếu viết hai chữ số đó theo thứ tự ngược lại thì ta được một số lớn hơn n là 36 đơn vị.

  • Giải bài 2 trang 20 vở thực hành Toán 9

    Điểm số trung bình của một vận động viên bắn súng sau 100 lần bắn là 8,69 điểm. Kết quả cụ thể được ghi trong bảng sau, trong đó có hai ô bị mờ không đọc được (đánh dấu “?”): Em hãy tìm lại các số bị mờ trong hai ô đó.

  • Giải bài 3 trang 21 vở thực hành Toán 9

    Một ca nô đi xuôi dòng sông một quãng đường 8 km thì hết 30 phút. Mặt khác, ca nô đó mất (frac{2}{3}) giờ để đi ngược dòng sông một quãng đường tương tự. Tính vận tốc thực của ca nô và vận tốc của dòng nước.

  • Giải bài 4 trang 21 vở thực hành Toán 9

    Năm ngoái, hai đơn vị sản xuất nông nghiệp thu hoạch được 3 600 tấn thóc. Năm nay, hai đơn vị thu hoạch được 4 095 tấn thóc. Hỏi năm nay, mỗi đơn vị thu hoạch được bao nhiêu tấn thóc, biết rằng năm nay, đơn vị thứ nhất làm vượt mức 15%, đơn vị thứ hai làm vượt mức 12% so với năm ngoái? Hãy dùng máy tính cầm tay để kiểm tra lại kết quả thu được.

  • Giải bài 5 trang 22 vở thực hành Toán 9

    Một cửa hàng sách có hai khu sách mới và sách cũ, mỗi khu được bán đồng giá. Hòa mua 5 cuốn sách mới và 3 cuốn sách cũ hết 124 nghìn đồng. Hôm sau, Hòa tiếp tục ra cửa hàng đó để mua 2 cuốn sách mới và 7 cuốn sách cũ hết 96 nghìn đồng. Tính giá của mỗi cuốn sách mới và giá mỗi cuốn sách cũ.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.