SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Cánh diều Bài 5: Văn nghị luận - SBT Ngữ văn 12 Cánh diều

Giải bài Viết nói và nghe trang 52, sách bài tập Ngữ Văn 12 Cánh Diều


Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về yêu cầu luyện viết ở Bài 4 và bài này (Bài 5)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 52 SBT Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về yêu cầu luyện viết ở Bài 4 và bài này (Bài 5)

Phương pháp giải:

Đọc lại  yêu cầu luyện viết ở Bài 4 và bài này (Bài 5)

Lời giải chi tiết:

- Giống: cả hai bài đều yêu cầu về kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội.

- Khác: Nội dung bàn luận khác nhau.

+ Bài 5: bàn về vấn đề nghị luận văn học và nghị luận xã hội, trong đó có tác dụng của văn học đối với việc giáo dục và xây đắp cho tâm hồn con người.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 52 SBT Văn 12 Cánh diều

Dựa vào các đề nêu trong mục 1. Định hướng (SGK, trang 152) em hãy đề xuất một số đề văn tương tự

Phương pháp giải:

Đọc lại mục 1. Định hướng (SGK, trang 152)

Lời giải chi tiết:

(1) Tìm đọc Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền và nội dung quyền tác giả. Từ đó, hãy cho biết khi nào được coi là chủ thể của sáng tạo.

(2) Hãy nêu quan điểm về vấn đề: Sao chép (photocopy) của học sinh, sinh viên để phục vụ học tập và nghiên cứu. Từ đó cho biết, việc các bạn học sinh, sinh viên học thuộc, sao chép những bài văn mẫu hoặc những bài làm mẫu để đi thi có được coi là không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không:?

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 52 SBT Văn 12 Cánh diều

Phát triển ý cụ thể cho ý lớn: “Tác phẩm đã để lại trong tâm hồn em ấn tượng sâu đậm như thế nào?” trong ý b, Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 153)

Phương pháp giải:

Đọc lại ý lớn, đặt các câu hỏi để tìm ý và lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

- Ấn tượng sâu đậm là gì?

- Ấn tượng qua nội dung hay nghệ thuật?

- Ấn tượng đó có ý nghĩa như nào với tâm hồn, tình cảm và cách ứng xử trong cuộc sống của em?

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 52 SBT Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của HS sau đây và nêu cách sửa:

1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật, bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ hòa cùng với nhịp thơ vui cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp trong bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.

2, Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.

Phương pháp giải:

Đọc lại hai đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

(1) Câu văn mắc lỗi diễn đạt lủng củng.

- Sửa: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật, bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ cùng với nhịp thơ vui nhộn, … tác giả ho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp. Bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.

(2) Câu văn mắc lỗi dùng dấu.

- Sửa:  Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý, cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 52 SBT Văn 12 Cánh diều

Nội dung đề tài thuyết trình ở phần Nói và nghe của Bài 5 là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần Viết như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc  phần Nói và nghe của Bài 5.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung thuyết trình ở Bài 5 là thuyết trình về một vấn đề văn học

- Cần vận dụng các hiểu biết đã có ở phần viết để trình bày. Vì nội dung gắn với phần viết đã học: Từ kinh nghiệm đọc sách của bản thân, hãy viết văn bản bàn luận về vai trò của một tác phẩm văn học đối với cá nhân em

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 52 SBT Văn 12 Cánh diều

Trọng tâm luyện tập ở phần Nói và nghe của Bài 5 này là gì? Để rèn luyện kĩ năng ở bài này có hiệu quả cần chú ý những gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần Nói và nghe của Bài 5

Lời giải chi tiết:

- Trọng tâm luyện tập ở phần Nói và nghe của Bài 5 là kỹ năng nghe- nghe trình bày, thuyết trình và nhận biết những ưu điểm cũng như hạn chế của bài thuyết trình trên cả phương diện nội dung và cách trình bày.

- Để rèn luyện kĩ năng này hiệu quả cần chú ý đến những điểm

+ Tập trung lắng nghe người thuyết trình

+ Ghi chép lại các nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình.

+ Có thái độ thân thiện, tôn trọng người nói

+ Ghi lại các câu hỏi về những điểm chưa rõ, chưa hiểu và nội dung mà mình có ý kiến khác với người thuyết trình.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí