SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Cánh diều Ôn tập và tự đánh giá cuối kì I - SBT Ngữ văn 12 Cánh d..

Giải bài ôn tập trang 53 sách bài tập Ngữ Văn 12 - Cánh diều


Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 12, tập một.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 53 SBT Văn 12 Cánh diều

Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 12, tập một

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

Truyện

Thơ

Hài kịch

Văn bản nghị luận.

1. Quan thanh tra

         

2. Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc

         

3. Chiếc thuyền ngoài xa

         

4. Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm

         

5. Loạn đến nơi rồi.

         

6. Quyết định khó khăn nhất.

         

7. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

         

8. Một lít nước mắt.

         

9. Việt Bắc

         

10. Tây Tiến

         

11. Phân tích bài thơ “Việt Bắc”

         

12. Hai cõi U Minh

         

13. Mưa xuân

         

14. Tiền tội nghiệp của tôi ơi!

         

15. Khúc tráng ca nhà giàn

         

16. Muối của rừng

         

17. Lưu biệt khi xuất dương

         

18. Thực thi công lí

         

19. Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người

         

20. Hẹn hò với định mệnh.

         

Phương pháp giải:

Xem lại các kiến thức đã học để điền vào bảng

Lời giải chi tiết:

Tên văn bản đã học

Thể loại và kiểu văn bản

Truyện

Thơ

Hài kịch

Văn bản nghị luận.

1. Quan thanh tra

     

X

 

2. Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc

       

X

3. Chiếc thuyền ngoài xa

X

       

4. Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm

   

X

   

5. Loạn đến nơi rồi.

     

X

 

6. Quyết định khó khăn nhất.

   

X

   

7. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

X

       

8. Một lít nước mắt.

   

X

   

9. Việt Bắc

 

X

     

10. Tây Tiến

 

X

     

11. Phân tích bài thơ “Việt Bắc”

       

X

12. Hai cõi U Minh

X

       

13. Mưa xuân

 

X

     

14. Tiền tội nghiệp của tôi ơi!

     

X

 

15. Khúc tráng ca nhà giàn

   

X

   

16. Muối của rừng

X

       

17. Lưu biệt khi xuất dương

 

X

     

18. Thực thi công lí

     

X

 

19. Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người

       

X

20. Hẹn hò với định mệnh.

       

X

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 53 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu tên văn bản đọc hiểu trong câu 1 vào các ô cột phải sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản cột trái trong bảng

Tên thể loại/ kiểu văn bản:

Tên văn bản

Truyện:

Mẫu: 12. Hai cõi U Minh Chiếc thuyền ngoài xa, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Hai cõi U minh, Muối của rừng

 

Thơ

 

Kịch

 

Văn bản nghị luận

 

Lời giải chi tiết:

Tên thể loại/ kiểu văn bản:

Tên văn bản

Truyện:

3.Chiếc thuyền ngoài xa

7.Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, 

12.Hai cõi U minh

16.Muối của rừng

4.Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm

6.Quyết định khó khăn nhất

8.Một lít nước mắt

15.Khúc tráng ca nhà giàn

Thơ

9.Việt Bắc

10.Tây Tiến

13.Mưa xuân

17.Lưu biệt khi xuất dương

Kịch

1.Quan thanh tra

5.Loạn đến nơi rồi

14.Tiền tội nghiệp của tôi ơi!

18.Thực thi công lí

Văn bản nghị luận

2.Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc

11.Phân tích bài thơ “Việt Bắc”

19. Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người

20.Hẹn hò với định mệnh

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 54 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân biệt truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại qua các văn bản đã hoc trong sách Ngữ văn 12, tập một.

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại.

Lời giải chi tiết:

- Các tác phẩm truyện truyền kì đã học: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

- Các tác phẩm truyện ngắn hiện đại đã học: Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hai cõi U Minh (Sơn Nam).

Phân biệt:

+ Giống: Cả hai thể loại đều là tác phẩm truyện, đều có đầy đủ các đặc điểm của tác phẩm tự sự, một số truyện ngắn hiện đại cũng sử dụng yếu tố có chất kì ảo,...

+ Khác: Về thời điểm xuất hiện, nội dung đề tài, chủ đề, nhân vật, cốt truyện, tính chất li kì, ngôn ngữ, …

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 54 SBT Văn 12 Cánh diều

Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các văn bản trong Bài 2

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về hài kịch

Lời giải chi tiết:

Các đặc điểm của hài kịch:

- Sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, đả kích những thói hư tật xấu, cái nhố nhăng… trong đời sống

+ Ví dụ: Tác phẩm Quan Thanh tra: tiếng cười trong đoạn trích đã lên án, chế giễu thói hư tật xấu của bọn quan lại, bộc lộ bản chất tham lam, lạm quyền cùng nạn tham nhũng của những người cầm quyền.

- Xung đột trong hài kịch thường là xung đột giữa cái xấu, cái thấp hèn với cái đẹp, cái cao cả. Cũng có khi là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái xấu.

+ VD: Xung đột trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ là xung đột giữa cái xấu xa với cái đẹp.

+ Xung đột trong Quan thanh tra là sự xung đột giữa cái xấu với cái xấu.

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động..

+ VD: nhân vật Sai-lốc trong đoạn trích Thực thi công lý,...

- Hành động kịch là toàn bộ hoạt động của nhân vật:

+ VD: Hành động cầm lá thư, hớt hải chạy vào nhà thị trưởng và thông báo của Chủ sự bưu vụ trong vở kịch Quan thanh tra…

- Ngôn ngữ kích gồm độc thoại, đối thoại, bàng thoại.

- Thủ pháp trào phúng thường được sử dụng trong hài kịch.

- Kết cấu văn bản kịch thường được chia thành các hồi, lớp, cảnh,...

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 53 SBT Văn 12 Cánh diều

Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản kí được học ở Bài 3

Phương pháp giải:

Xem lại các bài đọc hiểu trong Bài 3

Lời giải chi tiết:

Xác định đề tài:

- Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm: Kháng chiến, chiến tranh

- Khúc tráng ca nhà giàn: Con người và thiên nhiên

- Quyết định khó khăn nhất: Kháng chiến, chiến tranh

Một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản kí:

- Tính xác thực của văn bản.

- Tư tưởng, tình cảm của người viết

- Tính phi hư cấu cùng một số thủ pháp nghệ thuật

- Ý nghĩa của tác phẩm đối với xã hội và người đọc

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 54 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu nội dung lớn của các văn bản nghị luận ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 12, tập một và chỉ ra ý nghĩa của những nội dung ấy.

Phương pháp giải:

Đọc lại các văn bản nghị luận ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 12, tập một

Lời giải chi tiết:

- Nội dung lớn của các văn bản

+ “Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người” của Hoàng Ngọc Hiến : vai trò, tác dụng to lớn của văn học với đời sống tâm hồn của con người.

+ Phân tích bài thơ “Việt Bắc” - Nguyễn Văn Hạnh: nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

+ “Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc” của Phan Hồng Giang : tác động của toàn cầu hoá đối với bản sắc văn hoá dân tộc.

+ “Hẹn hò với định mệnh” của Nê-ru - một bản Tuyên ngôn Độc lập của Ấn Độ.

—> Các văn bản nêu ra đều rất ý nghĩa và thiết thực đối với học sinh lớp 12.

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 54 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 12, tập một. Kiểu văn bản nghị luận được học ở những bài nào và có gì cần chú ý?

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung viết đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một

Lời giải chi tiết:

Các kiểu văn bản được rèn luyện viết  trong sách Ngữ văn 12, tập một

- Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện (Nghị luận văn học)

- Viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Nghị luận xã hội)

- Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án.

- Viết thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm (Nghị luận xã hội)

- Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ (Nghị luận xã hội)

—> Chỉ có một bài văn nghị luận văn học

       Có 3 bài văn nghị luận xã hội, mặc dù có bài viết thư trao đổi nhưng về bản chất vẫn là thuyết phục người đọc với quan điểm của mình.

Câu 8

Trả lời Câu hỏi 8 trang 49 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa trình bày/ thuyết trình một vấn đề với tranh luận một vấn đề

Phương pháp giải:

Đọc lại lý thuyết về trình bày/ thuyết trình và tranh luận

Lời giải chi tiết:

- Giống:

+ Mục đích: thuyết phục người nghe, người đọc đồng tình với quan điểm, ý kiến

+ Ngôn ngữ: không chứa các ngôn ngữ xúc phạm, vượt ngoài quy chuẩn đạo đức

+ Đều có tính tương tác với người nghe

+ Đều là sự kết hợp của rất nhiều các kĩ năng

- Khác: 

+ Thuyết trình/ trình bày: Chủ yếu sử dụng thao tác giải thích để truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và rõ ràng đến với người nghe.

+ Tranh luận: Sử dụng các thao tác phân tích, so sánh lập luận logic, các bằng chứng cụ thể, chi tiết để chứng minh, bào chữa cho quan điểm của mình.

Câu 9

Trả lời Câu hỏi 9 trang 55 SBT Văn 12 Cánh diều

Trong sách Ngữ văn 12, tập một, phần Thực hành tiếng Việt tập trung vào những nội dung lớn nào? Yêu cầu rèn luyện sửa những lỗi gì?

Phương pháp giải:

Xem lại các phần Thực hành tiếng Việt

Lời giải chi tiết:

Trong sách Ngữ văn 12, tập một, phần Thực hành tiếng Việt tập trung vào những nội dung lớn sau:

- Từ ngữ

- Ngữ pháp

- Hoạt động giao tiếp: 

+ Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

+ Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ

+ Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu

+ Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

- Sự phát triển của ngôn ngữ: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Yêu cầu rèn luyện tập trung vào sửa lỗi logic, câu mơ hồ


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí