SBT Văn 12 - Giải SBT Ngữ văn 12 - Cánh diều Bài 5: Văn nghị luận - SBT Ngữ văn 12 Cánh diều

Giải bài Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc trang 50, sách bài tập Ngữ Văn 12 Cánh Diều


Nêu lên nhận xét của em về sự thay đổi ở một số lĩnh vực như Internet, truyền thông đại chúng, điện thoại di động, ca nhạc, thời trang, …

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu lên nhận xét của em về sự thay đổi ở một số lĩnh vực như Internet, truyền thông đại chúng, điện thoại di động, ca nhạc, thời trang, …

Phương pháp giải:

Nêu nhận xét theo quan điểm cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về sự thay đổi ở một số lĩnh vực như Internet, truyền thông đại chúng, đi thoại di động, ca nhạc, thời trang…:

 -Internet: Internet đã mở ra một thế giới kỹ thuật số, tạo điều kiện cho việc truy cập thông tin, giao lưu và làm việc từ xa.

- Truyền thông đại chúng: Phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, radio và báo chí đã thay đổi cách mọi người tiếp nhận thông tin và giải trí.

- Điện thoại di động: Sự phổ biến của điện thoại di động đã thay đổi cách mọi người liên lạc và tiếp cận thông tin.

- Ca nhạc và thời trang: Âm nhạc và thời trang quốc tế đã ảnh hưởng đến văn hóa và phong cách sống của nhiều quốc gia.

→ Nhận xét: 

+ Đây là những sự thay đổi mang tính toàn cầu hoá

+ Tốc độ thay đổi nhanh và lan tỏa rộng

+ Tạo ra các cơ hội và thách thức lớn cho các nước phát triển và kém phát triển…

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều

Em hiểu thế nào là toàn cầu hoá? Tại sao toàn cầu hoá có thể làm mai một bản sắc văn hoá dân tộc?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Toàn cầu hoá là: sự lan truyền của các sản phẩm, công nghệ, thông tin, việc làm xuyên biên giới và văn hóa của các quốc gia vào đời sống của một đất nước.

- Toàn cầu hóa có thể làm mai một bản sắc văn hoá dân tộc vì toàn cầu hóa  sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống của một dân tộc, điều đó có thể dẫn đến các sự thay đổi về các mặt đời sống: truyền thống, thói quen mang đậm bản sắc dân tộc…

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích tính thuyết phục của văn bản thông qua việc triển khai luận đề và các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả Phan Hồng Giang.

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm, dựa vào các luận điểm, lí lẻ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Luận đề: Vấn đề toàn cầu hóa và những tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với văn hóa của dân tộc 

-Các luận điểm lớn của văn bản Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc được triển khai theo trật tự logic và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau 

+ Luận điểm 1: Giới thiệu về quá trình toàn cầu hóa 

+ Luận điểm 2: Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và các tác động với đời sống, văn hóa.

+ Luận điểm 3: Đánh giá, nhận xét của tác giả về toàn cầu hóa

- Luận điểm 2 được làm rõ bằng các lí lẽ, dẫn chứng:

+ Lời khẳng định lĩnh vực chịu tác động hai mặt dễ thấy nhất là lĩnh vực văn hoá

+ Dẫn bài báo “Giao lưu văn hoá và việc bảo vệ bản sắc dân tộc” của Thái Bảo.

+ Tính tích cực của tác động toàn cầu hoá: tăng thêm tính hiện đại của văn hoá, mở rộng và đào sâu thêm các giá trị nhân văn- dân chủ- quốc tế của văn hoá, tiếp thu tính khoa học tính công nghiệp, tính kỉ cương, tiếp cận những thành tựu to lớn của công nghệ kĩ thuật mới… → thời cơ

+ Chỉ ra tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá

→ Lí lẽ logic, liên hệ chặt chẽ với nhau; dẫn chứng thực tế sinh động, phong phú, có tính thuyết phục.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều

Dẫn ra một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Một số câu văn thể hiện rõ tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản:

- “ Từ mấy thế kỉ trước, có thể nói Hội An, Phố Hiến,… đã là những “thành phố mở cửa” đầu tiên của nước ta”

- “ Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ trở lại đây, rõ ràng đã xuất hiện nhu cầu gọi tiến trình giao lưu quốc tế đoa bằng một cái tên mới là “toàn cầu hóa”…”

- “ Mặt khác, nó cũng là một tiến trình đầy tranh cãi tiến công vào chủ quyền quốc gia, làm xói mòn nền văn hóa và truyền  thống địa phương, đe dọa sự ổn định kinh tế và xã hội”

- “ Có thể nói, lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực chịu tác động hai mặt, dễ nhận thấy nhất của quá trình toàn cầu hóa”

- “Từ bao đời nay, nền văn hóa nước ta không chỉ là thành quả của hàng ngàn năm chiến đấu giữ nước và lao động sáng tạo dựng nước của các dân tộc Việt Nam mà còn là kết quả… thế giới”

- “ Sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát triển đối với nhiều người dân, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận thấy, đặc biệt là của những người đứng tuổi”

- “ Chưa có thời kì nào trong lịch sử nước ta, sức lao động sáng tạo của mỗi con người lại có dịp được phát triển đầy hứa hẹn, xã hội trở nên cởi mở, năng động hơn. Nhưng bên cạnh mặt được rất cơ bản đó có thể nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay”

- “Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”… đã không còn là hiện tượng hiếm hoi”

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều

Vấn đề tác giả nêu lên trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay?

Phương pháp giải:

 Vận dụng vốn hiểu biết để trả lời

Lời giải chi tiết:

Vấn đề tác giả nêu ra trong văn bản có ý nghĩa rất quan trọng . Vì

- Toàn cầu hoá là vấn đề rất gần gũi với cuộc sống chúng ta, nhất là đối với thế hệ trẻ.

- Toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đối với mọi mặt trong đời sống xã hội.

- Toàn cầu hoá không chỉ diễn ra ở hiện tại mà đến tương lai, có thể tốc độ toàn cầu hoá sẽ lan nhanh hơn bao giờ hết.

- Nếu không nhận thức và hành động đúng sẽ có nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 50 SBT Văn 12 Cánh diều

Theo em, phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà vẫn đáp ứng được hội nhập quốc tế.

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm + vận dụng vốn hiểu biết để trả lời

Lời giải chi tiết:

Theo em, để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mà vẫn đáp ứng được hội nhập quốc tế. chúng ta cần:

- Tiếp thu mọi thứ một cách có chọn lọc

- Học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết

- Nâng cao ý thức, tinh thần về tình yêu đất nước, về bản sắc văn hoá dân tộc.

- Hành động để giữ gìn, trân trọng những giá trị đẹp của bản sắc văn hoá 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí