Giải bài tập Đọc trang 72, sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo>
Điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phóng sự ( làm vào vở): Phóng sự là một thể loại thuộc........, phản ánh những sự việc, câu chuyện mang tính .... và có ý nghĩa ...... đối với một cộng đồng xã hội, thể hiện thái độ........ của người viết đối với những sự việc đó.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 1
Điền vào chỗ trống để hoàn thành định nghĩa về phóng sự ( làm vào vở):
Phóng sự là một thể loại thuộc........, phản ánh những sự việc, câu chuyện mang tính .... và có ý nghĩa ...... đối với một cộng đồng xã hội, thể hiện thái độ........ của người viết đối với những sự việc đó.
Phương pháp giải:
Đọc lại tri thức thể loại phóng sự, điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Phóng sự là một thể loại thuộc ký, phản ánh những sự việc, câu chuyện mang tính thời sự và có ý nghĩa xã hội đối với một cộng đồng xã hội, thể hiện thái độ khách quan của người viết đối với những sự việc đó.
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 2
Tại sao khi viết phóng sự, tác giả thường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại,........?
Phương pháp giải:
Vận dụng những đặc trưng thể loại và đối tượng phản ánh của thể loại phóng sự để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khi viết phóng sự, tác giả thường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại để tái hiện chân thực và sống động những sự kiện và nhân vật liên quan. Các phương pháp này giúp tác giả thu thập thông tin trực tiếp, đảm bảo tính chính xác và khách quan. Điều tra giúp khám phá sự thật ẩn sau câu chuyện, còn phỏng vấn và đối thoại cho phép người đọc tiếp cận quan điểm từ nhiều góc độ khác nhau, tăng tính thuyết phục và giá trị thời sự của bài phóng sự.
A: Câu hỏi củng cố kiến thức Câu 3
Giải thích lí do của việc kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm khi viết phóng sự, nhật kí.
Phương pháp giải:
Dựa vào kinh nghiệm và những trả nghiệm thực tế, lí giải vì sao khi viết phóng sự cần kết hợp với các chi tiết, sự kiện hiện thực.
Lời giải chi tiết:
Việc kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm cá nhân trong quá trình viết phóng sự và nhật ký giúp tạo ra một bản tường thuật vừa chân thực vừa sống động. Trong phóng sự, việc lồng ghép trải nghiệm cá nhân của tác giả giúp làm rõ thêm ý nghĩa và cảm xúc đằng sau những sự kiện thực tế, từ đó tăng cường tính thuyết phục cho người đọc. Đối với nhật ký, sự kết hợp này làm cho ghi chép trở nên sinh động hơn, phản ánh không chỉ sự kiện khách quan mà còn tâm tư, tình cảm của người viết. Điều này giúp ghi dấu ấn cá nhân và tạo chiều sâu cho tác phẩm
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Suy luận 1
Trả lời Câu hỏi suy luận 1 trang 73 SBT Văn 12 Chân trời sáng tạo
Thực chất của danh hiệu “chiếc sĩ bảo vệ công lí và tự do” là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm, dựa vào các câu trước và sau nó để xác định hoàn cảnh của câu nói. Từ đó đưa ra lí giải phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Danh hiệu “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” mà thực dân Pháp đã trao cho người dân thuộc địa khi họ bị buộc phải tham gia chiến tranh. Thực chất, đây là sự lừa bịp, mỉa mai của thực dân, khi những người dân thuộc địa không hề bảo vệ công lí
và tự do nào cho mình mà ngược lại, họ bị biến thành công cụ chiến tranh, hi sinh vô ích cho quyền lợi của bọn thực dân, chịu đựng sự bất công và áp bức cả trong chiến tranh lẫn trong cuộc sống thường nhật sau chiến tranh.
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Suy luận 2
Tác dụng của việc trích dẫn một đoạn trong bản bố cáo là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng của thể loại phóng sự, việc trích dẫn những sự kiện, chi tiết thực với những trải nghiệm thực tế có tác dụng tăng tính xác thực.
Lời giải chi tiết:
- Trong tác phẩm Thuế Máu, việc trích dẫn một đoạn trong bản bố cáo có tác dụng:
+ Tăng tính xác thực: Trích dẫn một đoạn từ bản bố cáo chính thức giúp tăng độ tin cậy và tính thuyết phục cho lập luận của tác giả. Nó thể hiện rằng những lời chỉ trích của Nguyễn Ái Quốc không chỉ dựa trên cảm nhận cá nhân mà còn dựa trên những thông tin cụ thể do chính quyền công bố.
+ Làm nổi bật sự mỉa mai: Nguyễn Ái Quốc dùng trích dẫn từ bản bố cáo để chỉ ra sự mỉa mai giữa lời lẽ hoa mỹ của thực dân và thực tế tàn bạo của họ, từ đó vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Suy luận 3
Tác dụng của các câu hỏi tu từ trong đoạn văn này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm kết hợp với văn cảnh của đoạn văn có chưa câu hỏi tu từ, xác định chính xác nội dung của các câu hỏi tu từ đó.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tu từ đặt ra không nhằm tìm kiếm câu trả lời, mà để người đọc tự suy ngẫm về sự bất công và tội ác của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 1
Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số bằng chứng cho thất văn bản có kết hợp sử dụng lời kể, lời miêu tả, lời bàn luận của người viết:
Nội dung sự việc |
Lời kể |
Lời miêu tả |
Lời bàn luận của người viết |
Chiến tranh và “người bản xứ” |
|||
Chế độ lính tình nguyện |
|||
Kết quả của sự hi sinh |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ từng đoạn văn tương ứng trong tác phẩm, xác định lời kể (trình bày, kể lại nội dung sự việc, lời miêu tả (miêu tả, làm nổi bật chân dung đối tượng) và lời bình luận ( những đánh giá, nhận xét, quan điểm) của người viết.
Lời giải chi tiết:
Nội dung sự việc |
Lời kể |
Lời miêu tả |
Lời bàn luận của người viết |
Chiến tranh và “người bản xứ” |
Người bản xứ bị ép buộc tham gia chiến tranh vì lợi ích của kẻ thực dân. |
Hình ảnh người bản xứ ra trận với vẻ mặt thẫn thờ, lo âu, không hiểu lý do họ phải chiến đấu. |
Sự hi sinh của họ chỉ là để phục vụ cho quyền lợi của các quốc gia thực dân, họ bị đối xử như vật hy sinh. |
Chế độ lính tình nguyện |
Chính quyền thực dân kêu gọi người dân thuộc địa tham gia quân đội với lời hứa sẽ được vinh quang. |
Quân lính tình nguyện được miêu tả như những con rối, bị dẫn dắt vào cuộc chiến mà không hiểu rõ mục đích. |
Chính sách “tình nguyện” thực chất là sự ép buộc ngụy trang, không ai có sự lựa chọn thực sự. |
Kết quả của sự hi sinh |
Người lính trở về quê hương sau chiến tranh, nhưng họ chỉ nhận được sự quên lãng và nghèo khó. |
Họ trở về với cơ thể tàn tạ, chấn thương về tinh thần và thể xác, không còn được trọng dụng. |
Những lời hứa hẹn tốt đẹp chỉ là sự lừa dối, sự hi sinh của họ không được đền đáp xứng đáng. |
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 2
Giải thích nhan đề Thuế máu. Từ nhan đề và các đề mục (Chiến tranh và “người bản xứ”, Chế độ lính tình nguyện, Kết quả của sự hi sinh), xác định chủ đề và thông điệp của văn bản.
Phương pháp giải:
Giải thích nhan đề và các đề mục. Từ ý nghĩa nhan đề và nội dung phản ảnh của tác phẩm, xác định chủ đề, thông điệp của văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề "Thuế máu" được Nguyễn Ái Quốc sử dụng để ám chỉ cái giá khủng khiếp mà người dân thuộc địa phải trả cho sự bóc lột của chế độ thực dân. "Thuế máu" ở đây không phải là tiền bạc, mà là chính tính mạng và máu của người dân bị ép buộc tham gia các cuộc chiến tranh vì lợi ích của thực dân.
+ Chiến tranh và “người bản xứ”: Người dân thuộc địa bị biến thành bia đỡ đạn cho các cuộc chiến tranh của thực dân, hy sinh mạng sống mà không hiểu vì lý do gì .
+ Chế độ lính tình nguyện: Hình thức "tình nguyện" chỉ là ngụy trang, thực chất là sự ép buộc người dân thuộc địa ra trận
+ Kết quả của sự hi sinh: Người lính trở về với thân thể tàn phế, bị lãng quên và không nhận được sự đền đáp nào
- Chủ đề của văn bản là sự tố cáo chính sách tàn ác, vô nhân đạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.
- Thông điệp mà Nguyễn Ái Quốc muốn truyền tải là sự phê phán mạnh mẽ chế độ áp bức, bóc lột, đồng thời khơi dậy tinh thần đấu tranh và lòng yêu nước của người dân thuộc địa
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 3
Phân tích cách tác giả miêu tả thái độ của các quan cầm quyền thực dân Pháp đối với dân bản xúc trước, trong và sau chiến tranh. Cách miêu tả đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Phương pháp giải:
Đọc tác phẩm, chỉ ra những chi tiết miêu tả thái độ của quan cầm quyền thực dân Pháp với dân bản xứ trước, trong và sau chiến tranh. Nhận xét về cách tác giả miêu tả và tác dụng của nó trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Ái Quốc trong văn bản "Thuế máu" đã miêu tả thái độ của các quan cầm quyền thực dân Pháp đối với người dân bản xứ thông qua ba giai đoạn: trước, trong và sau chiến tranh.
+ Trước chiến tranh: Người dân thuộc địa bị coi như “bọn hạ đẳng”, bị bóc lột dã man, không có quyền lợi gì và bị xem thường như những kẻ không giá trị.
+ Trong chiến tranh: Khi chiến tranh xảy ra, thực dân Pháp bất ngờ biến người dân thuộc địa thành “những người con yêu” và ca ngợi sự hi sinh của họ. Họ bị bắt buộc phải ra trận dưới danh nghĩa "lính tình nguyện" để bảo vệ lợi ích cho mẫu quốc, bất kể sự sống chết của họ.
+ Sau chiến tranh: Khi chiến tranh kết thúc, những người lính sống sót trở về với thân thể tàn phế lại bị rũ bỏ, không nhận được sự đền đáp nào từ phía thực dân, trở lại với sự khinh miệt và lãng quên.
Cách miêu tả này giúp làm nổi bật sự giả dối, tàn nhẫn của chính quyền thực dân. Qua đó, tác giả phơi bày bộ mặt thật của chế độ thực dân, không chỉ khai thác tài nguyên mà còn bóc lột chính con người thuộc địa, sử dụng họ như công cụ trong chiến tranh và vứt bỏ họ sau khi đã hoàn thành mục đích. Tác phẩm khơi dậy ý thức đấu tranh của người dân thuộc địa chống lại sự áp bức và bất công.
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 4
Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì? Phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, thông điệp, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.
Phương pháp giải:
Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản. Từ việc xác định chủ đề, thông điệp của văn bản ở câu trên phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, thông điệp với cảm hứng chủ đạo trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cảm hứng chủ đạo của văn bản Thuế máu là sự căm phẫn và lên án mạnh mẽ đối với chính quyền thực dân Pháp, phơi bày sự bóc lột tàn bạo và bất công mà người dân thuộc địa phải chịu đựng. Văn bản thể hiện rõ sự phẫn nộ trước việc thực dân biến người dân thuộc địa từ "bọn hạ đẳng" thành "những người con yêu" khi cần họ hi sinh trong chiến tranh, và sau đó lại ruồng bỏ họ.
Chủ đề của văn bản là tố cáo bản chất dối trá, tàn bạo của chính quyền thực dân và sự bóc lột đẫm máu đối với người dân thuộc địa. Thông điệp của tác phẩm là kêu gọi nhận thức về sự thật và khơi dậy tinh thần đấu tranh cho công lý và tự do.
Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong Thuế máu là tư tưởng cách mạng, đấu tranh giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân. Cảm hứng căm phẫn đã góp phần làm nổi bật tư tưởng này, thúc đẩy người đọc nhận thức được sự cần thiết của việc đấu tranh giành lại quyền sống và quyền tự do cho dân tộc mình.
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 5
Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của Nguyễn Ái Quốc (kết cấu, cách sử dụng số liệu, từ ngữ, giọng văn, thủ pháp trào phúng, các biện pháp tu từ....) trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Phương pháp giải:
Dựa trên các đặc điểm của thể loại phóng sự, đối chiếu đưa ra nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong văn bản Thuế Máu.
Lời giải chi tiết:
- Kết cấu: Nguyễn Ái Quốc thường sử dụng kết cấu chặt chẽ, mạch lạc trong các phóng sự của mình. Ông thường bắt đầu với việc mô tả tình hình cụ thể, tiếp theo là phân tích nguyên nhân và kết quả, và kết thúc bằng những nhận xét sâu sắc và kêu gọi hành động. Kết cấu này giúp người đọc dễ dàng theo dõi và nắm bắt vấn đề.
- Cách sử dụng số liệu: Ông thường sử dụng số liệu để minh họa cho sự bóc lột và áp bức của thực dân. Các số liệu này không chỉ tạo sự tin cậy mà còn làm nổi bật sự nghiêm trọng của tình trạng mà ông muốn phê phán. Việc sử dụng số liệu chính xác và rõ ràng giúp tăng cường sức thuyết phục của tác phẩm.
- Từ ngữ: Nguyễn Ái Quốc sử dụng từ ngữ sắc sảo và chính xác để làm nổi bật tính chất tàn bạo và bất công của thực dân. Ông chọn lọc từ ngữ để tạo ra sự phản cảm và cảm xúc mạnh mẽ trong người đọc, từ đó kích thích sự căm phẫn và ý thức đấu tranh.
- Giọng văn: Giọng văn của ông thường sắc bén, châm biếm, và đanh thép. Điều này không chỉ giúp làm nổi bật sự bất công mà còn thể hiện sự kiên quyết và dũng cảm của tác giả trong việc đối mặt với sự tàn ác của thực dân.
- Thủ pháp trào phúng: Nguyễn Ái Quốc thường sử dụng thủ pháp trào phúng để chỉ trích chính quyền thực dân. Các ví dụ cụ thể về việc sử dụng trào phúng giúp làm giảm bớt sự nghiêm trọng của tình huống, đồng thời làm nổi bật sự mỉa mai và dối trá của thực dân.
- Các biện pháp tu từ: Ông sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, và nhấn mạnh để làm nổi bật những điểm yếu và sự tàn bạo của thực dân. Những biện pháp này giúp tác phẩm không chỉ có sức thuyết phục mạnh mẽ mà còn dễ nhớ và gây ấn tượng sâu sắc.
Những yếu tố này kết hợp lại giúp Nguyễn Ái Quốc thể hiện tư tưởng chống thực dân một cách rõ ràng và mạnh mẽ, đồng thời khơi dậy tinh thần đấu tranh và lòng yêu nước trong người đọc.
B: Câu hỏi thực hành đọc hiểu Câu 6
Bạn có suy nghĩ, cảm xúc gì về “chế độ lính tình nguyện” của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ.
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản, đoạn “chế độ lính tình nguyện” phân tích thái độ, hành động của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ. Từ đó đưa ra nhận xét phù hợp.
Lời giải chi tiết:
“Chế độ lính tình nguyện” của thực dân Pháp là một hệ thống bóc lột và áp bức đối với người dân bản xứ. Đây là hình thức cưỡng bức họ tham gia vào quân đội để phục vụ lợi ích của thực dân, mà không được hưởng quyền lợi và điều kiện sống tương xứng. Những người lính tình nguyện thường bị đẩy vào các chiến trường khốc liệt mà không có sự lựa chọn hoặc quyền quyết định nào về số phận của mình.
+ Bóc lột và Bất công: Chế độ này thể hiện sự bóc lột tàn nhẫn của thực dân, khi người dân bản xứ bị buộc phải làm lính để chiến đấu trong các cuộc chiến mà họ không có liên quan và không được hưởng lợi từ kết quả chiến tranh.
+ Lợi dụng và Thiếu Công bằng: Những người lính tình nguyện thường bị đối xử bất công, không được đảm bảo điều kiện sống tối thiểu, và thường phải chịu đựng sự phân biệt đối xử nghiêm trọng. Điều này cho thấy sự thiếu tôn trọng của thực dân đối với nhân quyền và phẩm giá của người bản xứ.
+ Tác động tâm lý: Hệ thống này không chỉ gây đau khổ về thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người lính, làm giảm giá trị của cuộc sống họ và gây ra cảm giác bất mãn và oán thán.
Chế độ lính tình nguyện của thực dân Pháp là biểu hiện rõ nét của sự tàn ác và bất công trong chính sách thuộc địa, đồng thời làm nổi bật nhu cầu cần có một cuộc đấu tranh giải phóng và giành lại quyền tự do cho các dân tộc bị áp bức.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài tập Đọc trang 72, sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 73 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Viết trang 72 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 70 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Đọc trang 64 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 73 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Viết trang 72 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 70 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Đọc trang 64 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 46 sách bài tập Ngữ văn 12 - Chân trời sáng tạo