Giải Bài tập 5 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: MỜI TRẦU
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Bài tập 5. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
MỜI TRẦU
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Kiều Thu Hoạch tuyển chọn, giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 2008)
Câu 1
Câu 1 (trang 16 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Ngũ ngôn bát cú Đường luật
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Áp dụng kiến thức thể loại thơ Đường luật
Lời giải chi tiết:
C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Câu 2
Câu 2 (trang 16 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Nhận xét nào đúng với đặc điểm của miếng trầu được miêu tả ở câu thơ thứ nhất?
A. Miếng trầu bình thường, bé nhỏ.
B. Miếng trầu bé nhỏ nhưng rất quý giá.
C. Miếng trầu đặc biệt, hiếm hoi.
D. Miếng trầu tầm thường, xấu xí.
Phương pháp giải:
Áp dụng cách hiểu dân gian về từ “hôi”
Lời giải chi tiết:
A. Miếng trầu bình thường, bé nhỏ.
Câu 3
Câu 3 (trang 16 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Theo em, nhà thơ muốn thể hiện thái độ gì qua cách xưng tên ở câu thơ thứ hai?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
So sánh với các tác giả cùng thời và rút ra nhận xét khái quát
Lời giải chi tiết:
Trong văn học trung đại, các tác giả rất hiếm khi xưng tên trong thơ mà thường chỉ xưng ta (ít). Trong Mời trầu, cách xưng tên đã thể hiện thái độ vừa chân thành, tha thiết vừa tự tin, mạnh mẽ, hiên ngang của nhà thơ.
Câu 4
Câu 4 (trang 16 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Hai câu kết bộc lộ quan niệm và khát vọng gì của nhà thơ trong tình yêu đôi lứa?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Áp dụng kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Trước hết, ta cần hiểu ý nghĩa của các từ ngữ: thắm lại, xanh như lá, bạc như vôi. Ở lớp nghĩa gốc, đây là các từ ngữ gắn với miếng trầu: lá trầu xanh, vôi trắng (bạc) và khi nhai trầu thì cau, trầu và vôi hoà quyện với nhau tạo thành màu thắm đỏ. Ở lớp nghĩa ẩn dụ, các từ ngữ đó thể hiện thái độ phủ định đối với sự hời hợt, bội bạc và bày tỏ khát vọng về một tình yêu thắm thiết, thuỷ chung.
Qua đó, có thể thấy tác giả thể hiện thái độ kiên định, lập trường vững vàng về một tình yêu chung thủy, chân chính, không có sự bội bạc
Câu 5
Câu 5 (trang 16 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Nêu chủ đề của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Mượn lời mời trầu, Hồ Xuân Hương đã thể hiện được ý thức cá nhân và khát vọng về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ thời phong kiến xưa.
- Giải Bài tập 4 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 14 bài 2 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 14 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống