Giải Bài tập 1 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại bài thơ Thu điếu (Mùa thu câu cá) trong SGK (tr. 40) và thực hiện các yêu cầu sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Bài tập 1. Đọc lại bài thơ Thu điếu (Mùa thu câu cá) trong SGK (tr. 40) và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1
Câu 1 (trang 13 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Kẻ bảng theo mẫu dưới đây (vào vở) và điền thông tin về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ:
Câu |
Luật bằng trắc |
Niêm |
Vần |
Đối |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Áp dụng kiến thức thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã được học
Lời giải chi tiết:
Câu |
Luật bằng trắc |
Niêm |
Vần |
Đối |
1 |
BBTTTBB |
|
B |
|
2 |
TTBBTTB |
Câu 2 với câu 3 |
B |
|
3 |
TTBBBTT |
|
Câu 3, 4
|
|
4 |
TBTTTBB |
Câu 4 với câu 5 |
B |
|
5 |
BBBTBBT |
|
Câu 5, 6 |
|
6 |
TTBBTTB |
Câu 6 với câu 7 |
B |
|
7 |
TTBBBTT |
|
|
|
8 |
TBTTTBB |
Câu 1 và câu 8 |
B |
|
Câu 2
Câu 2 (trang 13 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Nhan đề Thu điếu có mối liên hệ với những hình ảnh nào trong bài thơ? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Ao, lá vàng, sóng, ngõ trúc, khách, cá, chân bèo
B. Ao, thuyền câu, tầng mây, ngõ trúc, khách, tựa gối buông cần
C. Ao, thuyền câu, sóng, tựa gối buông cần, cá, chân bèo
D. Ao, sóng, lá vàng, gió, bầu trời, ngõ trúc, khách
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
C. Ao, thuyền câu, sóng, tựa gối buông cần, cá, chân bèo
Câu 3
Câu 3 (trang 13 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Đọc sáu câu thơ đầu và trả lời các câu hỏi sau:
a. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong những khoảng không gian nào?
b. Chọn phân tích các từ ngữ tiêu biểu được nhà thơ sử dụng để miêu tả ao thu, thuyền câu, sóng nước, lá vàng, bầu trời, lối ngõ.
c. Hãy nhận xét về trình tự miêu tả không gian và đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (đường nét, hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh,...).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
a. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong những khoảng không gian: ao, bầu trời, ngõ trúc
b. – Ao thu: lạnh lẽo, trong veo – gợi tiết trời se lạnh, làn nước trong trẻo đặc trưng của thời tiết mùa thu.
– Thuyền câu: bé tẻo teo – hình ảnh con thuyền bé nhỏ so với không gian mênh mông, rộng lớn
– Sóng nước: biếc, hơi gợn tí – làn nước trong xanh, chỉ khẽ lăn tăn những chuyển động rất nhỏ, rất khẽ
– Lá vàng: khẽ đưa vèo – rơi nhanh và rất nhẹ, không phát ra âm thanh, không gây ảnh hưởng đến các sự vật khác
– Bầu trời: lơ lửng, xanh ngắt – mây bồng bềnh, trôi chậm; bầu trời mùa thu cao rộng, trong trẻo, xanh ngát
– Lối trúc: quanh co, vắng teo – lối đi nhỏ, ngoằn ngoèo, sâu hút, vắng vẻ.
c. – Trình tự miêu tả không gian đa dạng, phong phú: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp (ao – bầu trời – ngõ trúc).
– Bức tranh thiên nhiên được miêu tả với những nét đẹp đặc trưng của mùa thu ở làng quê Bắc Bộ:
+ Đường nét, hình dáng: hài hoà, thanh thoát (ao thu trong veo, chiếc thuyền câu bé nhỏ,...).
+ Màu sắc: tươi sáng, thanh nhã (màu xanh của làn nước mùa thu trong trẻo, sắc xanh ngắt của bầu trời thu, điểm xuyết màu vàng của lá,...).
+ Chuyển động và âm thanh: mọi chuyển động của sự vật đều rất nhẹ (sóng theo làn “hơi gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”); âm thanh thoảng nhẹ, mơ hồ của tiếng gió, tiếng lá rơi,..
Câu 4
Câu 4 (trang 13 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh con người được miêu tả trong không gian nào? Trên nền không gian ấy, con người hiện lên với tư thế, trạng thái như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh con người được miêu tả trong không gian trên chiếc thuyền câu ở ao cá, xung quanh là ngõ trúc nhỏ và bầu trời cao rộng
- Con người hiện lên với tư thế “tựa gối buông cần”, thu mình lại với trạng thái tĩnh. “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” là biện pháp lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh cái im ắng, vắng lặng của không gian và trạng thái suy tư của con người.
Câu 5
Câu 5 (trang 13 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Đọc bài thơ, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Qua văn bản, có thể thấy tác giả là một người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, chan hòa với thiên nhiên khi đã khắc họa được bức tranh cảnh thu rất chân thực, đặc trưng. Đặc biệt, hình ảnh con người ẩn chứa nỗi buồn thời thế của một nhà thơ thiết tha gắn bó, nặng nợ với vận mệnh của nhân dân, đất nước.
Câu 6
Câu 6 (trang 13 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Phân tích tác dụng của 2 từ tượng hình trong bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Áp dụng kiến thức từ tượng hình
Lời giải chi tiết:
- lơ lửng: trạng thái bồng bềnh, không có điểm tựa cố định nhằm diễn tả những đám mây trên bầu trời thu
- quanh co: gợi tả hình ảnh những lối đi nhỏ hẹp, ngoằn nghèo và sâu hun hút
- Giải Bài tập 2 trang 14 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 14 bài 2 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống