Giải Bài tập 5 trang 10 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức>
- Đoạn trích nhắc đến hiện tượng bất bình đẳng giới (các bé gái nói riêng, người phụ nữ nói chung bị coi thường, bị mất quyền học hành).
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...] Những người phụ nữ Mông đang làm cán bộ xã, huyện mà tôi gặp ở Đồng Văn đều có một quá khứ "trốn nhà"...
Chị Ly Thị Kía, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Sà Phìn kế: "Bố không cho đi học. Thế là trốn". Đường học hành của chị Kía gấp khúc, đứt đoạn y như con đường núi ngày mưa. Học lớp Một, Hai ở thôn. Lên lớp Ba, thôn không có lớp, phải ngừng học thời gian dài. May mà xã mở lớp xoá mù. Được ba tháng, rồi lại đứt đoạn, một năm sau mới có lớp xoá mù mới. Ông bố cương quyết không cho học, vẫn cái lí như dao chém đá: "Học, nếu có nên người thì cũng là người của nhà khác, không phải người của nhà mình".
Chị lại trốn nhà đến lớp. Học hết lớp Năm, chị được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Lúc đó, chị Kía đã mười tám tuổi. Chị quyết tâm theo lớp bổ túc trên huyện, rồi cơm đùm cơm gói về thị xã Hà Giang học đại học tại chức. Miệt mài bốn năm, tháng Tư vừa rồi, chị có tấm bằng đại học.
So với chị Ly Thị Kía, đường học của chị Vàng Thị Cầu, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Đồng Văn còn dài gấp ba. Trông chị trẻ hơn nhiều so với tuổi bốn mươi, da trắng mịn, dong dỏng cao, đi nhanh, nói cũng nhanh, chị Cầu tự nhận mình là "gải bướng, không cam phận con rùa xó cửa!".
Là con cả trong gia đình tám chị em, mười sáu tuổi vẫn mù chữ, cô giáo Phương, dạy cắm bản ngày nào cũng thấy cô bé gầy nhom, hai tay dắt hai đứa em nhếch nhác, lưng địu đứa bé tí, đứng bên cửa sổ, ngóng vào, học lỏm. Nhiều bận, đứa em trên lưng khóc ré lên, cả lớp nhìn ra, xấu hổ quá, mới rời cửa số. Em nín khóc, lại mon men đến ngóng chữ.
Vàng Thị Cầu nhớ là lúc ấy chỉ muốn biết chữ để đọc được những chữ ở các tấm áp phích giăng trên đường kia. Biết chữ để đi chợ biết đường mà tính toán, không bị người ta lừa. Biết chữ sẽ tự mình đọc được truyện mình thích, không phải nhờ người khác kể cho nghe. Hễ nhìn thấy bọn trẻ trong xóm cắp sách đi qua là nài nỉ chúng dạy cho vài chữ, trả công bằng bắp ngô nướng. “Thèm chữ quá. Xin bố, bố dần giọng bảo đi học thì cho ra khỏi nhà đi luôn". Thủ thỉ xin mẹ, mẹ nhỏ nhẹ: “Con có những bảy đứa em, đi học, ai trông em cho mẹ đi làm?".
Thương cảm, cô Phương nhận vào lớp xoá mù buổi tối, học với mấy bác lãnh đạo xã. “Được vài bữa, các bác lớn tuổi nghỉ cả loạt, trơ ra một mình, thế là lớp tan". Nhưng nỗi khát khao con chữ trong chị thì vẫn bỏng cháy. Đã có mấy nhà đến hỏi về làm vợ cho con trai. Lần nào có người đến dạm hỏi là chị trốn biệt, thích đi học đến độ nằm mơ cũng thấy mình đọc chữ.
Cuối năm 1990, chị liều nhờ người làm hồ sơ giúp, nộp vào trường bổ túc. Nhân ngày bố đi chợ Yên Minh, chị trốn nhà lên trung tâm huyện Đồng Văn học bổ túc. Mười tám tuổi, Vàng Thị Cầu mới học hết lớp Năm và lập gia đình.
[...] Những người như chị Kía, chị Cầu may có được người chồng hiểu biết, thấu cảm được ước mơ của đàn bà Mông vốn quá nhiều tầng khổ. Chị Vàng Thị Cầu tự hào về người chồng biết yêu thương, tạo điều kiện cho vợ vươn lên, vui với thành công của vợ. Ly Thị Kia dù than phiền cái sự lười việc nhà của ông chống Phó Chủ tịch xã nhưng ngay sau đấy lại xuýt xoa, “mình còn may chán, có ông chồng tốt, không cấm cản vợ đi học, không kêu ca phàn nàn chuyện vợ làm công tác xã hội". Kía nở nụ cưới mãn nguyện: "Có thêm cái chữ, cuộc sống của mình không còn quẩn quanh bên bốn cái chân giường! Mình đi ra bên ngoài, cái đầu nghĩ được xa hơn".
(Minh Huệ, Không muốn làm con rùa trong xó cửa,
báo điện tử VOV, ngày 15/11/2014)
Câu 1
Đoạn trích nhắc đến hiện tượng gì? Hiện tượng đó diễn ra ở đâu?
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích nhắc đến hiện tượng bất bình đẳng giới (các bé gái nói riêng, người phụ nữ nói chung bị coi thường, bị mất quyền học hành).
- Hiện tượng này diễn ra trong cộng đồng dân tộc Mông, ở Đồng Văn, một huyện vùng cao biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Câu 2
Những sự thật nào đã được phản ánh trong đoạn trích?
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích đã phản ánh được những sự thật trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang:
- Bé gái và phụ nữ người dân tộc Mông bị đối xử bất bình đẳng, không được đi học, phải làm lụng vất vả, cực nhọc.
- Niềm khao khát được học hành và quyết tâm vượt lên những định kiến, hủ tục để học chữ, thay đổi thân phận của một số phụ nữ người Mông.
Câu 3
Tác giả muốn phản bác những nhận thức sai lệch nào trong đời sống xã hội?
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm cốt lõi của phóng sự là dùng sự thật để phản bác những nhận thức còn sai lệch và khẳng định những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tác giả đoạn trích muốn phản bác những nhận thức còn sai lệch của đồng bào dân tộc Mông:
- Coi thường và đối xử bất công với các bé gái và phụ nữ.
- Nhận thức sai lệch về quyền sống, quyền được học hành và vị trí xã hội của nữ giới.
Câu 4
Nhận xét về cách nhìn hiện thực và thái độ của tác giả trong đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Cách nhìn hiện thực và thái độ của tác giả trong đoạn trích được thể hiện qua việc đưa thông tin, sử dụng ngôn ngữ,... Đọc đoạn trích, có thể thấy tác giả đã thể hiện thái độ phê phán đối với những nhận thức sai lệch và thực trạng bất bình đẳng giới trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông.
Câu 5
Phân tích một số đặc điểm cốt lõi của thể loại phóng sự được thể hiện qua đoạn trích.
Lời giải chi tiết:
Một số đặc điểm cốt lõi của thể loại phóng sự được thể hiện qua đoạn trích:
– Tính chân thực về địa điểm, thời gian: Đoạn trích phản ánh hiện thực đã diễn ra tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và được tác giả ghi lại vào năm 2014.
– Tính chân thực về sự kiện, con người, chi tiết: Đoạn trích nhắc đến các nhân vật có tên tuổi, địa chỉ cụ thể (Ly Thị Kía, Vàng Thị Cầu, cô giáo Phương,...), hai ông bố của chị Kía, chị Cầu; nhiều chi tiết có thực (bố chị Kía cấm không cho học, bố chị Cầu doạ đuổi chị ra khỏi nhà nếu đi học, chị Kía trốn nhà đi học, chị Cầu mười sáu tuổi vẫn mù chữ,...
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Viết trang 22 sách bài tập văn 12 - kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 12 - kết nối tri thức