Giải bài 8 trang 61 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều>
Giải các phương trình sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Đề bài
Giải các phương trình sau:
a) \(\sqrt {x + 2} = x\)
b) \(\sqrt {2{x^2} + 3x - 2} = \sqrt {{x^2} + x + 6} \)
c) \(\sqrt {2{x^2} + 3x - 1} = x + 3\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Phương trình dạng \(\sqrt {f\left( x \right)} = \sqrt {g\left( x \right)} \)
Bước 1: Bình phương hai vế và đưa về phương trình bậc hai một ẩn.
Bước 2: Thay các giá trị tìm được vào bất phương trình \(g\left( x \right) \ge 0\). Nghiệm nào thỏa mãn thì giữ lại, không thỏa mãn thì loại.
Bước 3: Kết luận nghiệm
Phương trình có dạng \(\sqrt {f\left( x \right)} = g\left( x \right)\left( {II} \right)\)
Bước 1. Giải bất phương trình \(g\left( x \right) \ge 0\) để tìm tập nghiệm của bất phương trình đó.
Bước 2. Bình phương hai vế của phương trình rồi tìm tập nghiệm.
Bước 3. Trong những nghiệm của phương trình ở bước 2, ta chỉ giữ lại những nghiệm thuộc tập nghiệm của bất phương trình \(g\left( x \right) \ge 0\). Tập nghiệm giữ lại đó chính là tập nghiệm của phương trình đã cho.
Lời giải chi tiết
a) \(\sqrt {x + 2} = x\)
Điều kiện: \(x \ge 0\)
Bình phương 2 vế của phương trình ta được:
\(x + 2 = {x^2} \Leftrightarrow {x^2} - x - 2 = 0\)\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1 (ktm) \\x = 2 (tm)\end{array} \right.\)
b) \(\sqrt {2{x^2} + 3x - 2} = \sqrt {{x^2} + x + 6} \)
Bình phương 2 vế của phương trình ta được:
\(\begin{array}{l}2{x^2} + 3x - 2 = {x^2} + x + 6\\ \Leftrightarrow {x^2} + 2x - 8 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = - 4\end{array} \right.\end{array}\)
Thay vào bất phương trình \(2{x^2} + 3x - 2 \ge 0\) ta thấy cả 2 nghiệm đều thỏa mãn.
Vậy tập nghiệm là \(S = \left\{ { - 4;2} \right\}\)
c) \(\sqrt {2{x^2} + 3x - 1} = x + 3\)
Điều kiện: \(x + 3 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge - 3\)
Bình phương 2 vế của phương trình ta được:
\(\begin{array}{l}2{x^2} + 3x - 1 = {\left( {x + 3} \right)^2}\\ \Leftrightarrow {x^2} - 3x - 10 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 2\left( {tm} \right)\\x = 5\left( {tm} \right)\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy tập nghiệm là \(S = \left\{ { - 2;5} \right\}\)
- Giải bài 9 trang 61 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
- Giải bài 7 trang 61 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
- Giải bài 6 trang 61 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
- Giải bài 5 trang 61 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
- Giải bài 4 trang 60 SGK Toán 10 tập 1 – Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường tròn - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Ba đường conic - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường tròn - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Vị trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Phương trình đường thẳng - SGK Toán 10 Cánh diều
- Lý thuyết Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto - SGK Toán 10 Cánh diều