Đề thi học kì 2 KHTN 9 Chân trời sáng tạo - Đề số 1

Cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khí số các đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây

  • A.

    luôn tăng.      

  • B.

    luân phiên tăng giảm.  

  • C.

    luôn giảm.   

  • D.

    không đổi.

Câu 2 :

Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?

  • A.

    Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

  • B.

    Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.

  • C.

    Làm thí nghiệm với hiệu điện thế 220 V.

  • D.

    Rút điện thoại ra khỏi nguồn sạc khi sử dụng.

Câu 3 :

Để đun sôi một ấm nước cần nhiệt lượng 66kJ. Một bếp điện có điện trở \(440\Omega \) được mắc vào hiệu điện thế 220V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là

  • A.

    660s.    

  • B.

    10 phút.     

  • C.

    1320s.    

  • D.

    16,67 phút.

Câu 4 :

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

  • A.

    Tác dụng cơ.         

  • B.

    Tác dụng nhiệt.          

  • C.

    Tác dụng quang.     

  • D.

    Tác dụng từ.     

Câu 5 :

Polyethylene (PE) là nguyên liệu chính sản xuất một số chất dẻo. Monomer nào dưới đây được dùng để điều chế PE?

  • A.

    CH2 = CHCl.

  • B.

    CH2 = CH2.

  • C.

    CF2 = CF2.

  • D.

    C6H5 – CH = CH2.

Câu 6 :

Trong quá trình phân hủy xác động thực vật thu được khí methane. Công thức hóa học của methane là

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C2H5OH.

  • D.

    C6H12O6.

Câu 7 :

Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng phản ứng thủy phân protein?

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Câu 8 :

Chất béo có công thức tổng quát là

  • A.

    (R)3COOC3H5.

  • B.

    (RCOO)3C3H5.

  • C.

    RCOO(C3H5)3.

  • D.

    R(COOC3H5)3.

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác về quá trình tiến hóa của sinh vật sống?

  • A.

    Sự thay đổi màu sắc của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • B.

    Sự thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • C.

    Sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • D.

    Sự thay đổi cấu trúc cơ thể của sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

Câu 10 :

Thành tựu hiện nay do công nghệ di truyền đem lại là:

  • A.

    tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.

  • B.

    hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.

  • C.

    tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.

  • D.

    tạo ra các sinh vật chuyển gene, nhờ đó sản xuất công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.

Câu 11 :

Việc ứng dụng di truyền học vào y học đã có tác dụng:

  • A.

    giúp tìm hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền.

  • B.

    giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, dự đoán khả năng xuất hiện các dị tật trong những gia đình có phát sinh đột biến.

  • C.

    đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa một số bệnh di truyền ở người.

  • D.

    tìm hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền, giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa một số bệnh di truyền ở người.

Câu 12 :

Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này

  • A.

    Thường làm thay đổi số nhóm gene liên kết của loài.

  • B.

    Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

  • C.

    Thường làm xuất hiện nhiều gene mới trong quần thể.

  • D.

    Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.

II. Tự luận
Câu 1 :

Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

a) Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

Đúng
Sai

b) Điện trở không ảnh hưởng đến dòng điện trong mạch.

Đúng
Sai

c) Điện trở là đại lượng đo cường độ dòng điện.

Đúng
Sai

d) Điện trở chỉ tồn tại trong dây dẫn kim loại.

Đúng
Sai
Câu 2 :

Trong các sự kiện dưới đây, sự kiện giải thích cho sự hình thành tế bào nhân thực dị dưỡng từ tế bào nhân sơ gồm:

a) Sự hình thành hệ thống màng trong tế bào do màng sinh chất xâm lấn và gấp nếp.

Đúng
Sai

b) Sự hình thành màng nhân.

Đúng
Sai

c) Sự cộng sinh của vi khuẩn quang hợp.

Đúng
Sai

d) Sự cộng sinh của vi khuần dị dưỡng hiếu khí.

Đúng
Sai
III. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cho các thiết bị sau:

1. Máy thu thanh dùng pin

2. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.

3. Tủ lạnh

4. Ấm đun nước

Thiết bị số ___ không sử dụng dòng điện xoay chiều.

Câu 2 :

Khi đốt các nguyên liệu sau: lông gà, lông vịt, tóc, tơ tằm, tơ sen, nylon, gỗ, xăng. Có bao nhiêu nguyên liệu khi cháy có mùi khét đặc trưng?

Câu 3 :

Nhiệt lượng toả ra (kJ) khi đốt cháy hết 1 L cồn 900 là a.103. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789 g/ml và nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1 mol ethylic alcohol là 1360 kJ. Giá trị của a là bao nhiêu? (làm tròn a đến chữ số hàng đơn vị)?

Câu 4 :

Cho các phát biểu dưới đây.

(1) Biến dị di truyền trong quần thể là biến dị tổ hợp.

(2) Trong quần thể, biến dị luôn xảy ra tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn lọc.

(3) Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên là điều kiện sống chọn lọc giữ lại cá thể mang allele hoặc kiểu gene có lợi.

(5) Thuyết tiến hoá tổng hợp chỉ nghiên cứu về tiến hoá nhỏ.

(6) Giao phối ngẫu nhiên là một trong những nhân tố tiến hoá.

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, số phát biểu đúng là

IV. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khí số các đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây

  • A.

    luôn tăng.      

  • B.

    luân phiên tăng giảm.  

  • C.

    luôn giảm.   

  • D.

    không đổi.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện \(S\) của cuộn dây biến thiên. Muốn dòng điện cảm ứng đó là dòng xoay chiều thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Lời giải chi tiết :

Cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 2 :

Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?

  • A.

    Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

  • B.

    Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.

  • C.

    Làm thí nghiệm với hiệu điện thế 220 V.

  • D.

    Rút điện thoại ra khỏi nguồn sạc khi sử dụng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết các biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Lời giải chi tiết :

A. Mắc nối tiếp cầu chì thích hợp với mỗi dụng cụ điện → A sai

B. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện → B sai

C. Làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40 V → C sai

D. Rút điện thoại ra khỏi nguồn sạc khi sử dụng → D đúng

Câu 3 :

Để đun sôi một ấm nước cần nhiệt lượng 66kJ. Một bếp điện có điện trở \(440\Omega \) được mắc vào hiệu điện thế 220V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là

  • A.

    660s.    

  • B.

    10 phút.     

  • C.

    1320s.    

  • D.

    16,67 phút.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hiệu suất: \(H = \frac{{{Q_{ci}}}}{Q}.100\% \)

Điện năng tiêu thụ của bếp bằng nhiệt lượng tỏa ra trên bếp: \(A = {Q_{bep}} = P.t = \frac{{{U^2}}}{R}.t\)

Nhiệt lượng có ích là nhiệt lượng dùng để đun sôi âm nước.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng có ích: \({Q_{ci}} = 66kJ = 66000J\)

Từ công thức hiệu suất ta có điện năng tiêu thụ của bếp:

\(A = \frac{{{Q_{ci}}}}{A} = \frac{{66000}}{{0,6}} = 110000J\)

Thời gian đun: \(t = \frac{{A.R}}{{{U^2}}} = \frac{{110000.440}}{{{{220}^2}}} = 1000s = 16,67phut\)

Câu 4 :

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

  • A.

    Tác dụng cơ.         

  • B.

    Tác dụng nhiệt.          

  • C.

    Tác dụng quang.     

  • D.

    Tác dụng từ.     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết các tác dụng của dòng điện xoay chiều

Lời giải chi tiết :

Khi K đóng dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.

 Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.

Chọn D.

 

Câu 5 :

Polyethylene (PE) là nguyên liệu chính sản xuất một số chất dẻo. Monomer nào dưới đây được dùng để điều chế PE?

  • A.

    CH2 = CHCl.

  • B.

    CH2 = CH2.

  • C.

    CF2 = CF2.

  • D.

    C6H5 – CH = CH2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp tổng hợp một số loại polymer.

Lời giải chi tiết :

Monomer CH2 = CH2 được dùng để điều chế PE

Chọn B.

Câu 6 :

Trong quá trình phân hủy xác động thực vật thu được khí methane. Công thức hóa học của methane là

  • A.

    CH4.

  • B.

    C2H6.

  • C.

    C2H5OH.

  • D.

    C6H12O6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức hóa học methane.

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của methane là CH4.

Chọn A.

Câu 7 :

Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng phản ứng thủy phân protein?

  • A.

  • B.

  • C.

  • D.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất hóa học của protein.

Lời giải chi tiết :

Đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc base, protein sẽ thủy phân tạo ra các amino acid theo sơ đồ:

Chọn B.

Câu 8 :

Chất béo có công thức tổng quát là

  • A.

    (R)3COOC3H5.

  • B.

    (RCOO)3C3H5.

  • C.

    RCOO(C3H5)3.

  • D.

    R(COOC3H5)3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức chung của chất béo.

Lời giải chi tiết :

Chất béo có công thức chung là (RCOO)3C3H5.

Chọn B.

Câu 9 :

Phát biểu nào sau đây là chính xác về quá trình tiến hóa của sinh vật sống?

  • A.

    Sự thay đổi màu sắc của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • B.

    Sự thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • C.

    Sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

  • D.

    Sự thay đổi cấu trúc cơ thể của sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Nhớ lại khái niệm của của quá trình tiến hóa sinh học.

- Xét từng phát biểu và tìm phát biểu đúng với khái niệm tiến hóa sinh học đã được học.

Lời giải chi tiết :

Tiến hóa sinh học là sự thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau.

Câu 10 :

Thành tựu hiện nay do công nghệ di truyền đem lại là:

  • A.

    tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.

  • B.

    hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.

  • C.

    tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.

  • D.

    tạo ra các sinh vật chuyển gene, nhờ đó sản xuất công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công nghệ di truyền là các kĩ thuật hiện đại được thực hiện trên nucleic acid để nghiên cứu, điều chỉnh, biến đổi gene nhằm tách, tổng hợp và chuyển gene mục tiêu vào các tế bào vật chủ mới, từ đó tạo ra cơ thể sinh vật mang đặc tính mới (tạo sản phẩm mới).

Lời giải chi tiết :

Thành tựu hiện nay do công nghệ di truyền đem lại là tạo ra các sinh vật chuyển gene, nhờ đó sản xuất công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.

Câu 11 :

Việc ứng dụng di truyền học vào y học đã có tác dụng:

  • A.

    giúp tìm hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền.

  • B.

    giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, dự đoán khả năng xuất hiện các dị tật trong những gia đình có phát sinh đột biến.

  • C.

    đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa một số bệnh di truyền ở người.

  • D.

    tìm hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền, giải thích được cơ chế phát sinh và di truyền của bệnh, đề ra biện pháp ngăn ngừa và phần nào chữa một số bệnh di truyền ở người.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ứng dụng di truyền học chủ yếu trong việc chẩn đoán và dự đoán bệnh.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là B

Ý C, D sai vì bệnh di truyền không chữa được

Ý A không phải là tác dụng của ứng dụng di truyền vào y học

Câu 12 :

Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này

  • A.

    Thường làm thay đổi số nhóm gene liên kết của loài.

  • B.

    Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

  • C.

    Thường làm xuất hiện nhiều gene mới trong quần thể.

  • D.

    Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

So sánh sự thay đổi giữa NST đột biến và NST ban đầu → Loại đột biến → Đặc điểm của loại đột biến.

Số nhóm gene liên kết của loài bằng số NST trong bộ đơn bội của loài

Lời giải chi tiết :

NST đột biến này bị lặp đoạn gene CD đây là đột biến lặp đoạn. Dạng đột biến này thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

II. Tự luận
Câu 1 :

Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

a) Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

Đúng
Sai

b) Điện trở không ảnh hưởng đến dòng điện trong mạch.

Đúng
Sai

c) Điện trở là đại lượng đo cường độ dòng điện.

Đúng
Sai

d) Điện trở chỉ tồn tại trong dây dẫn kim loại.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.

Đúng
Sai

b) Điện trở không ảnh hưởng đến dòng điện trong mạch.

Đúng
Sai

c) Điện trở là đại lượng đo cường độ dòng điện.

Đúng
Sai

d) Điện trở chỉ tồn tại trong dây dẫn kim loại.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm và đặc điểm của điện trở.

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy q\( \Rightarrow \)ua  a đúng.

+ Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện nên có ảnh hưởng đến dòng điện trong mạch \( \Rightarrow \) b sai.

+ Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện \( \Rightarrow \) c sai.

+ Điện trở tồn tại ở mọi vật liệu dẫn điện không chỉ riêng kim loại \( \Rightarrow \) d sai.

Câu 2 :

Trong các sự kiện dưới đây, sự kiện giải thích cho sự hình thành tế bào nhân thực dị dưỡng từ tế bào nhân sơ gồm:

a) Sự hình thành hệ thống màng trong tế bào do màng sinh chất xâm lấn và gấp nếp.

Đúng
Sai

b) Sự hình thành màng nhân.

Đúng
Sai

c) Sự cộng sinh của vi khuẩn quang hợp.

Đúng
Sai

d) Sự cộng sinh của vi khuần dị dưỡng hiếu khí.

Đúng
Sai
Đáp án

a) Sự hình thành hệ thống màng trong tế bào do màng sinh chất xâm lấn và gấp nếp.

Đúng
Sai

b) Sự hình thành màng nhân.

Đúng
Sai

c) Sự cộng sinh của vi khuẩn quang hợp.

Đúng
Sai

d) Sự cộng sinh của vi khuần dị dưỡng hiếu khí.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn theo thứ tự sau:

→ Tiến hóa hóa học: Hình thành các phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ, trùng phân các đơn phân thành các đại phân tử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

→ Tiến hóa tiền sinh học: Hình thành tế bào sơ khai.

→ Tiến hóa sinh học: Hình thành sinh giới ngày nay.

Lời giải chi tiết :

Sự kiện giải thích cho sự hình thành tế bào nhân thực dị dưỡng từ tế bào nhân sơ gồm:

a - Sự hình thành hệ thống màng trong tế bào do màng sinh chất xâm lấn và gấp nếp.

b - Sự hình thành màng nhân.

d - Sự cộng sinh của vi khuần dị dưỡng hiếu khí.

III. Trả lời ngắn
Câu 1 :

Cho các thiết bị sau:

1. Máy thu thanh dùng pin

2. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.

3. Tủ lạnh

4. Ấm đun nước

Thiết bị số ___ không sử dụng dòng điện xoay chiều.

Phương pháp giải :

- Pin là nguồn điện 1 chiều.

- Mạng điện trong nhà sử dụng là dòng điện xoay chiều.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Máy thu thanh dùng pin không sử dụng dòng điện xoay chiều vì pin là nguồn điện một chiều.

Thiết bị số 1 không sử dụng dòng điện xoay chiều.

Đáp số: 1.

Câu 2 :

Khi đốt các nguyên liệu sau: lông gà, lông vịt, tóc, tơ tằm, tơ sen, nylon, gỗ, xăng. Có bao nhiêu nguyên liệu khi cháy có mùi khét đặc trưng?

Phương pháp giải :

Đặc điểm cấu tạo các nguyên liệu.

Protein khi đốt cháy cho mùi khét.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Các nguyên liệu khi đốt cháy cho mùi khét bản chất là protein.

Lông gà, lông vịt, tóc, tơ tằm khi đốt cho mùi khét.

Đáp án: 4

Câu 3 :

Nhiệt lượng toả ra (kJ) khi đốt cháy hết 1 L cồn 900 là a.103. Biết khối lượng riêng của ethylic alcohol là 0,789 g/ml và nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1 mol ethylic alcohol là 1360 kJ. Giá trị của a là bao nhiêu? (làm tròn a đến chữ số hàng đơn vị)?

Phương pháp giải :

Áp dụng CT về độ cồn 

Công thức: m = D.V

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

Thể tích C2H5OH chứa trong 1 lít cồn 900.  = \(\frac{{1000.90}}{{100\% }} = \)900 (mL)

⟹ Khối lượng C2H5OH = D.V = 900.0,789 = 710,1 (gam)

⟹ nC2H5OH = \(\frac{{710,1}}{{46}} = 15,4\)(mol)

⟹ Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hết 1 L cồn 900 = 15,4.1360 = 20994,3 (kJ) ≈ 21.103 (kJ)

⟹ a = 21

Câu 4 :

Cho các phát biểu dưới đây.

(1) Biến dị di truyền trong quần thể là biến dị tổ hợp.

(2) Trong quần thể, biến dị luôn xảy ra tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn lọc.

(3) Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên là điều kiện sống chọn lọc giữ lại cá thể mang allele hoặc kiểu gene có lợi.

(5) Thuyết tiến hoá tổng hợp chỉ nghiên cứu về tiến hoá nhỏ.

(6) Giao phối ngẫu nhiên là một trong những nhân tố tiến hoá.

Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, số phát biểu đúng là

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Đáp án :
Lời giải chi tiết :

(1) Sai. Biến dị di truyền trong quần thể bao gồm biến dị sơ cấp và biến dị thứ cấp. Biến dị sơ cấp là các allele hoặc gene mới được tạo ra do đột biến. Biến dị thứ cấp21 là biến dị tổ hợp.

(2) Đúng. Trong quần thể, biến dị luôn xảy ra tạo nên nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn lọc.

(3) Đúng. Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể, được thể hiện ở sự thay đổi về tỉ lệ các allele, tỉ lệ các kiểu gene trong quần thể.

(4) Đúng. Chọn lọc tự nhiên là điều kiện sống chọn lọc giữ lại cá thể mang allele hoặc kiểu gene có lợi.

(5) Sai. Thuyết tiến hóa tổng hợp nghiên cứu về tiến hoá nhỏ và tiến hóa lớn.

(6) Sai. Giao phối ngẫu nhiên không phải nhân tố tiến hóa vì giao phối ngẫu nhiên có xu hướng duy trì ổn định cấu trúc di truyền của quần thể.

IV. Tự luận
Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết năng lượng mặt trời

Lời giải chi tiết :

a) Năng lượng mặt trời được chuyển hóa thành các dạng năng lượng trên Trái Đất thông qua vòng năng lượng trên Trái Đất như vòng tuần hoàn của nước, vòng năng lượng giữa các vật sống.

b) Năng lượng từ gió, từ dòng sông cũng đến từ năng lượng mặt trời

Từ cần điền: (1) – vòng năng lượng trên Trái Đất, (2) – mặt trời

Phương pháp giải :

Sơ đồ phản ứng: 

Tính theo sơ đồ phản ứng: \({n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = \frac{1}{2}.{n_{Ag}}\)

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng: 

Khối lượng Ag cần thiết cho 1000 ruột phích: 1000.1,08 = 1080 (g)

Tính theo sơ đồ phản ứng: \({n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = \frac{1}{2}.{n_{Ag}} = \frac{1}{2}.\frac{{1080}}{{108}} = 5(mol)\)

Khối lượng glucose cần cho quá trình trên: \({m_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = \frac{{5.180}}{{80\% }} = 1125(g)\)

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học về quan điểm tiến hóa của Darwin.

Lời giải chi tiết :

a) Những hạn chế trong quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa: Darwin cho rằng, trong quá trình sinh sản hữu tính phát sinh nhiều biến dị cá thể là các biến dị vô hướng và di truyền được, chứng tỏ Darwin chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền, chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các biến dị.

b) Sự hình thành loài người: Từ tổ tiên chung, vượn người cổ đại và tinh tinh tách thành các nhánh tiến hóa khác nhau. Sau đó, từ nhánh vượn người cổ đại phân nhánh thành nhiều loài theo thứ tự xuất hiện là người vượn (Australopithecus) → người khéo léo (Homo habilis) → Người đứng thẳng (Homo erectus) → Người Nearderthal (Homo neanderthalensis) và người hiện đại (Homo sapiens). Hiện nay, chỉ loài người hiện đại (Homo sapiens) là còn tồn tại và phát triển phân bố rộng khắp các châu lục của Trái Đất.