Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 - Đề số 2


Phần trắc nghiệm Câu 1: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

A. Phật giáo, Hin – đu giáo, Hồi giáo

B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo

C. Hồi giáo, Hin – đu giáo

D. Hin – đu giáo, Công giáo

Câu 2: Văn hoá Cam – pu – chia chịu nhiều ảnh hưởng của quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Việt Nam.

D. Thái Lan.

Câu 3: Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là

A. nền văn minh nông nghiệp

C. nền văn minh sông nước

B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước

D. nền văn minh thương mại biển

Câu 4: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là

A. chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa

C. chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ôn đới

B. chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới

D. chịu sự ảnh hưởng của khí hậu hàn đới

Câu 5: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là Vua.

B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận

C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á

Câu 6: Nền văn minh Chăm pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung

B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung

D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ

Câu 7: Chữ Chăm được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn      B. Chữ La tinh C. Chữ Hán      D. Chữ Nôm

Câu 8: Văn minh Chăm – pa có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ

B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa

C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ

D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á

Câu 9: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?

A. Hin – đu giáo và Phật giáo

B. Hồi giáo

C. Công giáo

D. Nho giáo.

Câu 10: Độc tôn Nho giáo là đặc trưng nổi bật của Văn minh Đại Việt giai đoạn nào?

A. Lý – Trần – Hồ

B. Mạc – Lê Trung Hưng

C. Lê sơ     

D. Tây Sơn – Nguyễn (trước năm 1858)

Câu 11: Cục Bách tác là tên gọi của

A. các xưởng thủ công của nhà nước.

B. cơ quan quản lí việc đắp đê.    

C. các đồn điền sản xuất nông nghiệp.     

D. các cơ quan biên soạn lịch sử.

Câu 12: Đông Hồ (Bắc Ninh) là làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

A. Đúc đồng      B. Điêu khắc gỗ      C. Gốm sứ  D. Tranh dân gian

Câu 13: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.

C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

Câu 14: Đâu không phải là nhận định phản ảnh đúng về văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Việc tìm thấy nhiều trống đồng và công cụ bằng đồng cho thấy trình độ luyện kim của người Văn Lang, Âu Lạc phát triển.

B. Việc tìm thấy nhiều trống đồng cho thấy đời sống tinh thần của người Văn Lang, Âu Lạc rất phong phú.

C. Việc tìm thấy nhiều công cụ bằng đồng cho thấy người Văn Lang, Âu Lạc đã biết sử dụng công cụ kim loại vào sản xuất.

D. Việc tìm thấy nhiều công cụ bằng đồng cho thấy người Văn Lang, Âu Lạc phát triển chậm hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?

A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á

B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay

C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam

D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.

Câu 16: Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của

A. sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam

B. ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam

C. sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý – Trần

D. ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ

Câu 17: Điểm giống nhau trong thể chế chính trị của nhà nước: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm Pa; Phù Nam là

A. nhà nước quân chủ lập hiến.    

B. nhà nước quân chủ sơ khai.

C. nhà nước dân chủ cổ đại.   

D. nhà nước quân chủ chuyên chế

Câu 18: Điểm giống nhau trong thể chế chính trị của nhà nước: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm pa là

A. nhà nước quân chủ lập hiến.    

B. nhà nước quân chủ sơ khai.

C. nhà nước dân chủ cổ đại.  

D. nhà nước quân chủ chuyên chế.

Câu 19: Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây theo đúng trình tự thời gian.

A. Cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng – cải cách của Lê Thánh Tông.

B. Cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng.

C. Cải cách Hồ Quý Ly – cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng.

D. Cải cách của Minh Mạng - cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly.

Câu 20: Nội dung nào được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?

A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.

B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.

C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.

D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Phần tự luận

Câu 21: Nếu được lựa chọn đi du lịch ở một quốc gia Đông Nam Á, em sẽ lựa chọn quốc gia nào? Em hãy đưa ra 5 lý do để lý giải cho lựa chọn của mình.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 22: Em hãy phân tích cơ sở tự nhiên hình thành nên văn minh Đông Nam Á. Từ đó lí giải vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

-------- Hết ------

Lời giải

Phần trắc nghiệm

 

1.A

2.B

3.B

4.A

5.C

6.A

7.A

8.A

9.A

10.C

11.A

12.D

13.A

14.D

15.A

16.A

17.B

18.B

19.C

20.C

 

Câu 1: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

A. Phật giáo, Hin – đu giáo, Hồi giáo

B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo

C. Hồi giáo, Hin – đu giáo

D. Hin – đu giáo, Công giáo

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu văn hoá tiêu biểu.

Lời giải:

Phật giáo, Hin – đu giáo, Hồi giáo được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á

Đáp án A.

Câu 2: Văn hoá Cam – pu – chia chịu nhiều ảnh hưởng của quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Việt Nam.

D. Thái Lan.

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu văn hoá tiêu biểu.

Lời giải:

Văn hoá Cam – pu – chia chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn Độ.

Đáp án B.

Câu 3: Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là

A. nền văn minh nông nghiệp

C. nền văn minh sông nước

B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước

D. nền văn minh thương mại biển

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung cơ sở tự nhiên.

Lời giải:

Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

Đáp án B.

Câu 4: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là

A. chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa

C. chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ôn đới

B. chịu sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới

D. chịu sự ảnh hưởng của khí hậu hàn đới

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung cơ sở tự nhiên.

Lời giải:

Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.

Đáp án A.

Câu 5: Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là Vua.

B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận

C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Lời giải:

Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.

Đáp án C.

Câu 6: Nền văn minh Chăm pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung

B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung

D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.

Lời giải:

Nền văn minh Chăm pa được hình thành ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.

Đáp án A.

Câu 7: Chữ Chăm được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn      B. Chữ La tinh C. Chữ Hán      D. Chữ Nôm

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.

Lời giải:

Chữ Chăm được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ Phạn.

Đáp án A.

Câu 8: Văn minh Chăm – pa có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ

B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa

C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ

D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung Văn minh Chăm – pa.

Lời giải:

Văn minh Chăm – pa có đặc điểm là chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Đáp án A.

Câu 9: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?

A. Hin – đu giáo và Phật giáo

B. Hồi giáo

C. Công giáo

D. Nho giáo.   

Phương pháp: SGK Lịch sử và Địa lí 7, nội dung văn minh Phù Nam.

Lời giải:

Hin – đu giáo và Phật giáo đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam.

Đáp án A.

Câu 10: Độc tôn Nho giáo là đặc trưng nổi bật của Văn minh Đại Việt giai đoạn nào?

A. Lý – Trần – Hồ

B. Mạc – Lê Trung Hưng

C. Lê sơ     

D. Tây Sơn – Nguyễn (trước năm 1858)

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung tiến trình lịch sử.

Lời giải:

Độc tôn Nho giáo là đặc trưng nổi bật của Văn minh Đại Việt giai đoạn Lê Sơ.

Đáp án C.

Câu 11: Cục Bách tác là tên gọi của

A. các xưởng thủ công của nhà nước.

B. cơ quan quản lí việc đắp đê.    

C. các đồn điền sản xuất nông nghiệp.     

D. các cơ quan biên soạn lịch sử.      

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung thành tựu kinh tế.

Lời giải:

Cục Bách tác là tên gọi của các xưởng thủ công của nhà nước.

Đáp án A.

Câu 12: Đông Hồ (Bắc Ninh) là làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

A. Đúc đồng      B. Điêu khắc gỗ      C. Gốm sứ    D. Tranh dân gian

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, nội dung những thành tựu của văn minh Đại Việt.

Lời giải:

Đông Hồ (Bắc Ninh) là làng nghề nổi tiếng trong lĩnh vực tranh dân gian.

Đáp án D.

Câu 13: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.

C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

Phương pháp: Giải thích.

Lời giải:

Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là sự bảo tồn, truyền bá mạnh mẽ đến ngày nay.

Đáp án A.

Câu 14: Đâu không phải là nhận định phản ảnh đúng về văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

A. Việc tìm thấy nhiều trống đồng và công cụ bằng đồng cho thấy trình độ luyện kim của người Văn Lang, Âu Lạc phát triển

B. Việc tìm thấy nhiều trống đồng cho thấy đời sống tinh thần của người Văn Lang, Âu Lạc rất phong phú

C. Việc tìm thấy nhiều công cụ bằng đồng cho thấy người Văn Lang, Âu Lạc đã biết sử dụng công cụ kim loại vào sản xuất.

D. Việc tìm thấy nhiều công cụ bằng đồng cho thấy người Văn Lang, Âu Lạc phát triển chậm hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Lời giải:

A, B, C loại ba phương án phản ánh đúng về thời kì Văn Lang, Âu Lạc. Việc tìm thấy các công cụ bằng đồng cho thấy người Văn Lang, Âu Lạc đã có sự phát triển về luyện kim, biết sử dụng công cụ bằng đồng trong sản xuất và sự xuất hiện của trống đồng thể hiện đời sống tinh thần của người Văn Lang, Âu Lạc rất phong phú.

D chọn vì người Văn Lang, Âu Lạc phát triển theo đúng tiến trình lịch sử của khu vực.

Đáp án D.

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?

A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á

B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay

C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam

D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.

Phương pháp: Suy luận, loại trừ đáp án.

Lời giải:

Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam.

Đáp án A.

Câu 16: Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của

A. sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam

B. ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam

C. sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý – Trần

D. ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ

Phương pháp: Giải thích.

Lời giải:

Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam vì chữ Nôm được ra đời dựa trên cơ sở của chữ Hán nhưng có sự sáng tạo để phù hợp với người Việt.

Đáp án A.

Câu 17: Điểm giống nhau trong thể chế chính trị của nhà nước: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm Pa; Phù Nam là

A. nhà nước quân chủ lập hiến.    

B. nhà nước quân chủ sơ khai.

C. nhà nước dân chủ cổ đại.   

D. nhà nước quân chủ chuyên chế

Phương pháp: So sánh các nền văn hoá, tìm điểm tương đồng.

Lời giải:

Thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và nhà nước Champa, Phù Nam đều là nhà nước quân chủ sơ khai, nghĩa là nhà vua đứng đầu đất nước nhưng chưa có quyền lực cao và bộ máy chính quyền còn đơn giản, sơ khai, chưa chặt chẽ đến tận các địa phương.

Đáp án B.

Câu 18: Điểm giống nhau trong thể chế chính trị của nhà nước: Văn Lang - Âu Lạc; Chăm pa là

A. nhà nước quân chủ lập hiến.    

B. nhà nước quân chủ sơ khai.

C. nhà nước dân chủ cổ đại.  

D. nhà nước quân chủ chuyên chế.

Phương pháp: So sánh.

Lời giải:

Thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc và nhà nước Champa, Phù Nam đều là nhà nước quân chủ sơ khai, nghĩa là nhà vua đứng đầu đất nước nhưng chưa có quyền lực cao và bộ máy chính quyền còn đơn giản, sơ khai, chưa chặt chẽ đến tận các địa phương.

Đáp án B.

Câu 19: Chọn phương án sắp xếp các cuộc cải cách sau đây theo đúng trình tự thời gian.

A. Cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng – cải cách của Lê Thánh Tông.

B. Cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly – cải cách của Minh Mạng.

C. Cải cách Hồ Quý Ly – cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng.

D. Cải cách của Minh Mạng - cải cách của Lê Thánh Tông - cải cách của Hồ Quý Ly.

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học, sắp xếp theo trình tự thời gian

Lời giải:

Cải cách Hồ Quý Ly – cải cách của Lê Thánh Tông – cải cách của Minh Mạng

Đáp án C.

Câu 20: Nội dung nào được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?

A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.

B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.

C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.

D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Phương pháp: Phân tích.

Lời giải:

Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: quốc gia cổ Phù Nam chỉ là hạ lưu và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long ngày nay hay chính xác hơn là khu vực phía Tây sông Hậu ngày nay. Phía Đông, Nam giáp biển, phía Bắc giáp Chiêm Thành và phía Tây giáp Khơ Me. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi, bởi nó nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại. Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. Đây là điều kiện vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thương nghiệp của quốc gia này.

Nông nghiệp vốn là ngành kinh tế phát triển rất sớm và có vai trò quan trọng đối với quốc gia cổ Phù Nam. Nông phẩm dư thừa sẽ dùng để trao đổi, chủ yếu là nông sản hoặc đặc sản vùng miền.

Thủ công nghiệp phát triển: làm gốm, trang sức, …cung cấp nhiều mặt hàng cho ngoại thương.

Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.

⟹ Tuy nhiên, xét cho đến cùng điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí vẫn là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam.

Đáp án C.

Phần tự luận

Câu 21: Nếu được lựa chọn đi du lịch ở một quốc gia Đông Nam Á, em sẽ lựa chọn quốc gia nào? Em hãy    đưa ra 5 lý do để lý giải cho lựa chọn của mình.

Phương pháp: Liên hệ thực tế.

Lời giải:

Yêu cầu:

HS đưa ra 1 quốc gia ở Đông Nam Á mà em ấn tượng.

Đưa ra 5 lí do để chứng minh quốc gia đó ấn tượng.

Lý giải rõ ràng, rành mạch.

Câu 22: Em hãy phân tích cơ sở tự nhiên hình thành nên văn minh Đông Nam Á. Từ đó lí giải vì sao hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN?

Phương pháp: Phân tích, giải thích.

Lời giải:

HS phân tích cơ sở tự nhiên hình thành nên văn minh Đông Nam Á qua gợi ý sau:

- Vị trí địa lí

- Điều kiện tự nhiên

Hình ảnh bó lúa vàng được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN vì các quốc gia Đông Nam Á được thành lập và phát triển dựa trên những nét tương đồng về điều kiện địa lí, lịch sử, văn hoá, mà điểm nổi bật chính là có cùng mẫu số chung – nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

-------- Hết --------


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - kết nối tri thức - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí