Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Hai ngành dịch vụ có vai trò quan trọng hàng đầu ở Nhật Bản là

  • A.

    thương mại và du lịch.

  • B.

    du lịch và tài chính.

  • C.

    thương mại và tài chính.

  • D.

    tài chính và giao thông biển.

Câu 2 :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:

  • A.

    bị suy sụp nghiêm trọng.

  • B.

    trở thành cường quốc hàng đầu.

  • C.

    tăng trưởng và phát triển nhanh.

  • D.

    được đầu tư phát triển mạnh.

Câu 3 :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A.

    Núi cao và hoang mạc.

  • B.

    Núi thấp và đồng bằng.

  • C.

    Đồng bằng và hoang mạc.

  • D.

    Núi thấp và hoang mạc.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A.

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B.

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C.

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D.

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Câu 5 :

Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

  • B.

    Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.

  • C.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

  • D.

    Đời sống nhân dân ổn định.

Câu 6 :

Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

  • A.

    Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

  • B.

    Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

  • C.

    Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

  • D.

    Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 7 :

Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?

  • A.

    Lương thực.

  • B.

    Củ cải đường.

  • C.

    Mía.

  • D.

    Chè.

Câu 8 :

Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là:

  • A.

    Lúa mì, ngô, củ cải đường.

  • B.

    Lúa gạo, mía, bông.

  • C.

    Lúa mì, lúa gạo, ngô.

  • D.

    Lúa gạo, hướng dương, chè.

Câu 9 :

Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo

  • A.

    Kiu-xiu

  • B.

    Xi-cô-cư

  • C.

    Hôn-su

  • D.

    Hô-cai-đô

Câu 10 :

Địa hình miền Tây Trung Quốc:

  • A.

    Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

  • B.

    Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

  • C.

    Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

  • D.

    Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Câu 11 :

Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Câu 12 :

Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A.

    Chì và khí tự nhiên.

  • B.

    Kim cương và than đá.

  • C.

    Than đá và Magie.

  • D.

    Than đá, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên

Câu 13 :

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là

  • A.

    Đời sống nhân dân được cải thiện.

  • B.

    Gia tăng dân số giảm.

  • C.

    Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

  • D.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Câu 14 :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A.

    Đông Á.

  • B.

    Nam Á.

  • C.

    Bắc Á.

  • D.

    Tây Á.

Câu 15 :

Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

  • A.

    Khí hậu ôn đới lục địa.

  • B.

    Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

  • C.

    Khí hậu ôn đới gió mùa.

  • D.

    Khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 16 :

Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

  • A.

    Hàng không

  • B.

    Đường sắt

  • C.

    Đường biển

  • D.

    Đường sông

Câu 17 :

Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã

  • A.

    tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

  • B.

    đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.

  • C.

    phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.

  • D.

    vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Câu 18 :

Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là

  • A.

    Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

  • B.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

  • C.

    Hạn chế mở rộng ngoại giao.

  • D.

    Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Câu 19 :

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là

  • A.

    Hồng Công và Thượng Hải.

  • B.

    Hồng Công và Ma Cao.

  • C.

    Hồng Công và Quảng Châu.

  • D.

    Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 20 :

Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

  • A.

    Tiến hành cải cách ruộng đất.

  • B.

    Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

  • C.

    Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

  • D.

    Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Câu 21 :

Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

  • A.

    Gió mùa.

  • B.

    Gió Tây.

  • C.

    Gió Tín phong.

  • D.

    Gió phơn.

Câu 22 :

Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là

  • A.

    thị trường bị thu hẹp.

  • B.

    thiếu nguồn vốn đầu tư.

  • C.

    khoa học chậm đổi mới.

  • D.

    thiếu nguyên, nhiên liệu

Câu 23 :

Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?

  • A.

    Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.

  • B.

    Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.

  • C.

    Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.

  • D.

    Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.

Câu 24 :

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức

  • A.

    tự nhiên

  • B.

    bán tự nhiên

  • C.

    chuồng trại

  • D.

    trang trại

Câu 25 :

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

  • A.

    Tự cung, tự cấp.

  • B.

    Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

  • C.

    Quy mô lớn.

  • D.

    Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Câu 26 :

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì

  • A.

    Tăng năng suất và chất lượng nông sản, trong điều kiện đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

  • B.

    Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

  • C.

    Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

  • D.

    Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Câu 27 :

Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

  • A.

    Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

  • B.

    Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

  • C.

    Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

  • D.

    Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Câu 28 :

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

  • A.

    Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

  • B.

    Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

  • C.

    Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

  • D.

    Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Câu 29 :

Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do:

  • A.

    nền kinh tế phát triển.

  • B.

    gần biển, khí hậu mát mẻ.

  • C.

    đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.

  • D.

    nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.

Câu 30 :

Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A.

    Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

  • B.

    Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)

  • C.

    Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)

  • D.

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hai ngành dịch vụ có vai trò quan trọng hàng đầu ở Nhật Bản là

  • A.

    thương mại và du lịch.

  • B.

    du lịch và tài chính.

  • C.

    thương mại và tài chính.

  • D.

    tài chính và giao thông biển.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt trong phát triển dịch vụ ở Nhật Bản

Câu 2 :

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952, nền kinh tế Nhật Bản:

  • A.

    bị suy sụp nghiêm trọng.

  • B.

    trở thành cường quốc hàng đầu.

  • C.

    tăng trưởng và phát triển nhanh.

  • D.

    được đầu tư phát triển mạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1952 nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.

Câu 3 :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A.

    Núi cao và hoang mạc.

  • B.

    Núi thấp và đồng bằng.

  • C.

    Đồng bằng và hoang mạc.

  • D.

    Núi thấp và hoang mạc.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao và hoang mạc.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

  • A.

    Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

  • B.

    Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

  • C.

    Nhật Bản đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, Đức và Trung Quốc)

  • D.

    Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm ngành dịch vụ Nhật Bản là

- Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% cơ cấu GDP năm 2004 -> nhận xét A đúng.
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt -> nhận xét B đúng
- Nhật Bản là nước đứng hàng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng -> nhận xét C đúng
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều

=> Nhận xét D. Đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng không đúng

Câu 5 :

Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Xô viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?

  • A.

    Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

  • B.

    Vị trí, vai trò của Liên Bang Nga trên trường quốc tế suy giảm.

  • C.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.

  • D.

    Đời sống nhân dân ổn định.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đầu những năm 1990, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga độc lập nhưng gặp nhiều khó khăn:

 + Tốc độ tăng GDP âm, sản lượng kinh tế giảm.

 + Vai trò cường quốc suy giảm.

 + Tình hình chính trị xã hội bất ổn.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

+ Đời sống nhân dân khó khăn ->  nhận xét: đời sống nhân dân ổn định => Nhận xét D không đúng.

Câu 6 :

Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

  • A.

    Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

  • B.

    Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

  • C.

    Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông.

  • D.

    Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây:
- Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên => nhận xét A đúng.

- Miền Tây khí hậu lục địa khắc nghiệt ít mưa (hình thành các hoang mạc, bán hoang mạc) còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều => nhận xét B đúng.

-  Miền Tây là thượng nguồn của các sông lớn chảy về phía đông (sông Hoàng Hà, Trường Giang…) => nhận xét C đúng.

- Cả hai miền đều tập trung khoáng sản giàu có:  miền Đông gồm than, dầu mỏ, quặng sắt; miền Tây có dầu mỏ, quặng sắt.

=> Nhận xét D: Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo là không đúng

Câu 7 :

Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?

  • A.

    Lương thực.

  • B.

    Củ cải đường.

  • C.

    Mía.

  • D.

    Chè.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cây lương thực có vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc.

Câu 8 :

Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là:

  • A.

    Lúa mì, ngô, củ cải đường.

  • B.

    Lúa gạo, mía, bông.

  • C.

    Lúa mì, lúa gạo, ngô.

  • D.

    Lúa gạo, hướng dương, chè.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hoa Bắc, Đông Bắc có thế mạnh về cây lúa mì, ngô, củ cải đường nhờ có các đồng bằng màu mỡ cùng với điều kiện khí hậu ôn đới gió mùa phù hợp với đặc điểm sinh thái của nhóm cây trồng này.

Câu 9 :

Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo

  • A.

    Kiu-xiu

  • B.

    Xi-cô-cư

  • C.

    Hôn-su

  • D.

    Hô-cai-đô

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vùng kinh tế Hôn-su  tập trung các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

Câu 10 :

Địa hình miền Tây Trung Quốc:

  • A.

    Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.

  • B.

    Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

  • C.

    Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.

  • D.

    Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Địa hình miền Tây Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

Câu 11 :

Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga:

- Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế, tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, Nga là nước xuất siêu => A đúng

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh => B đúng

- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế =>  D đúng.

- Trong nông nghiệp, sản lượng một số cây công nghiệp, ăn quả, rau, chăn nuôi, nghề cá….của LBN nhìn chung đều có sự tăng trưởng nhưng so sánh với thể giới vẫn chưa phải đứng đầu.

=> Nhận xét: C. sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giớikhông chính xác.

 

Câu 12 :

Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A.

    Chì và khí tự nhiên.

  • B.

    Kim cương và than đá.

  • C.

    Than đá và Magie.

  • D.

    Than đá, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khóang sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là than đá, dầu mỏ, quặng sắt.

Câu 13 :

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là

  • A.

    Đời sống nhân dân được cải thiện.

  • B.

    Gia tăng dân số giảm.

  • C.

    Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

  • D.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 14 :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?

  • A.

    Đông Á.

  • B.

    Nam Á.

  • C.

    Bắc Á.

  • D.

    Tây Á.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á trên Thái Bình Dương

Câu 15 :

Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

  • A.

    Khí hậu ôn đới lục địa.

  • B.

    Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

  • C.

    Khí hậu ôn đới gió mùa.

  • D.

    Khí hậu ôn đới hải dương.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kiểu khí hậu ôn đới lục địa với tính chất khô hạn làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 16 :

Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia?

  • A.

    Hàng không

  • B.

    Đường sắt

  • C.

    Đường biển

  • D.

    Đường sông

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia là đường sắt

Câu 17 :

Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã

  • A.

    tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.

  • B.

    đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.

  • C.

    phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.

  • D.

    vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.

Câu 18 :

Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 là

  • A.

    Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

  • B.

    Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

  • C.

    Hạn chế mở rộng ngoại giao.

  • D.

    Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nội dung chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000 gồm:
+ Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.

+ Xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao.

+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.

=> Nhận xét A: Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng là đúng.

Câu 19 :

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là

  • A.

    Hồng Công và Thượng Hải.

  • B.

    Hồng Công và Ma Cao.

  • C.

    Hồng Công và Quảng Châu.

  • D.

    Ma Cao và Thượng Hải.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là Hồng Công và Ma Cao.

Câu 20 :

Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã

  • A.

    Tiến hành cải cách ruộng đất.

  • B.

    Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.

  • C.

    Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.

  • D.

    Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này -> nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Câu 21 :

Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

  • A.

    Gió mùa.

  • B.

    Gió Tây.

  • C.

    Gió Tín phong.

  • D.

    Gió phơn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

Câu 22 :

Hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản là

  • A.

    thị trường bị thu hẹp.

  • B.

    thiếu nguồn vốn đầu tư.

  • C.

    khoa học chậm đổi mới.

  • D.

    thiếu nguyên, nhiên liệu

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ hạn chế về tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn,chủ yếu là than đá và đồng -> nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp rất hạn chế.Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ các quốc gia khác để phát triển.

=> Đây là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp Nhật Bản.

Câu 23 :

Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?

  • A.

    Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.

  • B.

    Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.

  • C.

    Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.

  • D.

    Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ)-> từ đó sẽ dẫn đến các hậu quả khác về kinh tế - xã hội.

Lời giải chi tiết :

Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
-  Thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của nữ.

- Tạo ra nhiều vấn đề xã hội như: trong lương lai nhiều nam thanh niên sẽ ế vợ vì tình trạng thừa nam thiếu nữ, hội chứng “tiểu hoàng đế”, suy giảm nòi giống…

=> Đây là những hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ => Nhận xét: A, B, D đúng.

- Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của tư tưởng trọng nạm kinh nữ.

=> Nhận xét C không đúng

Câu 24 :

Chăn nuôi ở Nhật Bản phát triển theo hình thức

  • A.

    tự nhiên

  • B.

    bán tự nhiên

  • C.

    chuồng trại

  • D.

    trang trại

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

Câu 25 :

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

  • A.

    Tự cung, tự cấp.

  • B.

    Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

  • C.

    Quy mô lớn.

  • D.

    Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Câu 26 :

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì

  • A.

    Tăng năng suất và chất lượng nông sản, trong điều kiện đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

  • B.

    Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

  • C.

    Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

  • D.

    Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ ưu điểm của sản xuất thâm canh  và hạn chế trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Sản xuất thâm canh là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản trên một đơn vị diện tích ->mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời khắc phục hạn chế lớn nhất trong nông nghiệp Nhật Bản là diện tích đất nông nghiệp ít (1%) và khả năng mở rộng hạn chế.

Câu 27 :

Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga?

  • A.

    Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế.

  • B.

    Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

  • C.

    Tăng cường liên kết kinh tế khu vực.

  • D.

    Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ chính sách kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu – Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á.

=> Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 28 :

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

  • A.

    Được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

  • B.

    Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

  • C.

    Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

  • D.

    Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm tự nhiên Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Quần đảo Nhật Bản được bao bọc bởi vùng biển và đại dương rộng lớn, vùng biển Nhật Bản là nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá.

=> Đem lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn -> ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng.

Câu 29 :

Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do:

  • A.

    nền kinh tế phát triển.

  • B.

    gần biển, khí hậu mát mẻ.

  • C.

    đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.

  • D.

    nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sự hình thành các đô thị triệu dân thể hiện quá trình đô thị hóa ở trình độ cao -> đây đồng thời là các trung tâm kinh tế hàng đầu Trung Quốc.

Lời giải chi tiết :

Miền Đông Trung Quốc là nơi có nền kinh tế phát triển năng động, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, cơ sở kinh tế hiện đại....Do vậy khu vực này thu hút đông đảo dân cư lao động đến sinh sống, làm việc khiến tỉ lệ dân thành thị tăng lên nhanh chóng.

=> Quá trình phát triển kinh tế và dân cư đô thị diễn ra mạnh mẽ đã nhanh chóng hình thành nên các siêu đô thị ở miền Đông Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh...)

Câu 30 :

Diễn đàn kinh tế được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ở vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, biến khu vực này thành trung tâm kinh tế châu Á là

  • A.

    Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

  • B.

    Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF)

  • C.

    Diễn đàn Diễn đàn Kinh tế thế giới Đông Á (WEF Đông Á)

  • D.

    Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đây là diễn đàn kinh tế được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga.

Lời giải chi tiết :

Diễn đàn kinh tế phương Đông (EEF) được tổ chức hằng năm ở thành phố Vladivostok - Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, với mục đích thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác phát triển vùng Viễn Đông và mở rộng hợp tác quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.