Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 1 Địa lí 11 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Câu 2 :

Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp

  • A.

    mới

  • B.

    thủ công

  • C.

    truyền thống

  • D.

    hiện đại

Câu 3 :

Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  • A.

    Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

  • B.

    Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

  • C.

    Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

  • D.

    Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Câu 4 :

Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

  • A.

    Gió mùa.

  • B.

    Gió Tây.

  • C.

    Gió Tín phong.

  • D.

    Gió phơn.

Câu 5 :

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

  • A.

    Tự cung, tự cấp.

  • B.

    Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

  • C.

    Quy mô lớn.

  • D.

    Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Câu 6 :

Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

  • A.

    Là nước đông dân.

  • B.

    Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

  • C.

    Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

  • D.

    Dân số già.

Câu 7 :

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A.

    Thiếu lao động bổ sung.

  • B.

    Chi phí phúc lợi xã hội lớn.

  • C.

    Lao động có nhiều kinh nghiệm.

  • D.

    Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Câu 8 :

Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    đảo Hô-cai-đô.

  • B.

    phía nam Nhật Bản.

  • C.

    đảo Hôn-su.

  • D.

    các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.

Câu 9 :

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

  • A.

    Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

  • B.

    Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

  • C.

    Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

  • D.

    Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Câu 10 :

Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là

  • A.

    Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

  • B.

    Công nghiệp phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.

  • C.

    Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

  • D.

    Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Điểm nào sau đây không đúng với kinh tế Nga?

  • A.

    Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng.

  • B.

    Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh.

  • C.

    Sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.

  • D.

    Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm các ngành kinh tế của Liên Bang Nga:

- Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế, tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng, Nga là nước xuất siêu => A đúng

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh => B đúng

- Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế =>  D đúng.

- Trong nông nghiệp, sản lượng một số cây công nghiệp, ăn quả, rau, chăn nuôi, nghề cá….của LBN nhìn chung đều có sự tăng trưởng nhưng so sánh với thể giới vẫn chưa phải đứng đầu.

=> Nhận xét: C. sản lượng nông nghiệp đứng hàng đầu thế giớikhông chính xác.

 

Câu 2 :

Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành công nghiệp

  • A.

    mới

  • B.

    thủ công

  • C.

    truyền thống

  • D.

    hiện đại

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở Nga, các ngành công nghiệp năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, giấy, gỗ,…được gọi là công nghiệp truyền thống.

Câu 3 :

Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

  • A.

    Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

  • B.

    Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

  • C.

    Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

  • D.

    Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn – su là:

- Diện tich rộng nhất, dân số đông nhất.

- Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

=> Nhận xét A, C, D đúng

- Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế không phải là đặc điểm của vùng kinh tế Hôn- su

Câu 4 :

Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?

  • A.

    Gió mùa.

  • B.

    Gió Tây.

  • C.

    Gió Tín phong.

  • D.

    Gió phơn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

Câu 5 :

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

  • A.

    Tự cung, tự cấp.

  • B.

    Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

  • C.

    Quy mô lớn.

  • D.

    Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Câu 6 :

Ý nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?

  • A.

    Là nước đông dân.

  • B.

    Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

  • C.

    Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

  • D.

    Dân số già.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm dân cư Nhật Bản là:
- Nhật Bản là nước đông dân => Nhận xét A đúng

- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Nhận xét C: tỉ suất gia tăng tự nhiên cao là không đúng.

- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển => Nhận xét B đúng

- Cơ cấu dân số già  => Nhận xét D đúng

=> Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao không phải là đặc điểm dân cư Nhật Bản

Câu 7 :

Ý nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản:

  • A.

    Thiếu lao động bổ sung.

  • B.

    Chi phí phúc lợi xã hội lớn.

  • C.

    Lao động có nhiều kinh nghiệm.

  • D.

    Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Biểu hiện của già hóa dân số là: giảm tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi, tăng nhanh tỉ lệ người già trên 65 tuổi, tăng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động. Từ những biểu hiện trên suy ra hậu quả của già hóa dân số.

Lời giải chi tiết :

Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:

- Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.

- Chi phí phúc lợi xã hội lớn  -> do số người già tăng nhanh.

- Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Mặt tích cực của già hóa dân số là đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao.

=> Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.

Câu 8 :

Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu của

  • A.

    đảo Hô-cai-đô.

  • B.

    phía nam Nhật Bản.

  • C.

    đảo Hôn-su.

  • D.

    các đảo nhỏ phía bắc Nhật Bản.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.

Câu 9 :

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì

  • A.

    Giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp.

  • B.

    Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn.

  • C.

    Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.

  • D.

    Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công => Liên hệ vai trò của việc duy trì những xí nghiệp sản xuất lớn và nhỏ này để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng:

- Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Tạo dựng được thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong nước.

- Các cơ sở sản xuất nhỏ dễ xoay đổi để thích nghi với sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế.

- Phát triển các xí nghiệp có quy mô lớn với nền sản xuất lớn và hiện đại để tăng cường khả năng cạnh tranh với các cường quốc kinh tế lớn.

=> Như vậy việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng khôi phục một cách toàn diện, vững chắc nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các xí nghiệp, phát huy tối đa vai trò của nguồn lao động, các cơ sở sản xuất nhỏ trong điều kiện tài nguyên hạn chế.

Câu 10 :

Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là

  • A.

    Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

  • B.

    Công nghiệp phát triển nên nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.

  • C.

    Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

  • D.

    Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm tự nhiên Nhật Bản.

Lời giải chi tiết :

Nhật Bản được bao bọc bởi các biển và đại dương, tiếp giáp vùng biển rộng lớn. Lãnh thổ là một quần đảo gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho xây dựng cảng biển.

=> Đây là điều kiện quan trọng nhất để Nhật Bản phát triển mạnh ngành vận tải đường biển.

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.