Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 8 - Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 7


Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

                                  (Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật                      B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn                                                     D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

     A. Vần lưng               B. Vần chân                    C. Vần liền                     D. Vần cách

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A. Vui mừng, phấn khởi                                   B. Xót xa, sầu tủi

C.  Buồn, ngậm ngùi                                         D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm                          B. Biểu cảm kết hợp tự sự

C. Miêu tả kết hợp tự sự                                   D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà.

C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt.
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước.

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A. Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.

B. Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

     D. Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình.

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả.

C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ.

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng                                               B. Yêu nhà, yêu quê hương

C. Sự hoài cổ                                                    D. Cả ba ý trên

Câu 9:  Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

                          Gác mái, ngư ông về viễn phố,
                            Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án đề 7

1.B

2.B

3.C

4.D

5.A

6.A

7.C

8.B

 

I. Đọc hiểu

1.

Phương pháp:

Căn cứ các thể thơ đã học.

Cách giải:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.

Chọn B.

2.

Phương pháp:

Căn cứ gieo vần.

Cách giải:

- Vần chân: hôn-đồn-thôn-dồn-ôn.

Chọn B.

3.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Cảm xúc: Buồn, ngậm ngùi.

Chọn C.

4.

Phương pháp:

Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học.

Cách giải:

- Biểu cảm kết hợp miêu tả.

Chọn D.

5.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Nội dung: Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

Chọn A.

6.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.

Chọn A.

7.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Nghệ thuật: Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ.

Chọn C.

8.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và

Cách giải:

- Nhân vật trữ tình: Yêu nhà, yêu quê hương.

Chọn B.

9.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và

Cách giải:

- Đảo ngữ  : Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử (người chăn trâu) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi . Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “chiều hôm nhớ nhà” => tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người

10.

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

HS đọc kĩ bài thơ và nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người .Ví dụ:

- Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa.

- Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được.

 -  Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ...

II. Làm văn

Phương pháp:

Phân tích, áp dụng phương thức biểu đạt tự sự kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt khác.…

Cách giải:

Về kỹ năng, hình thức:

- Học sinh viết đúng kiểu bài tự sự, biết kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.

- Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.

Về nội dung:

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan (những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…).

Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (hoàn cảnh sáng tác hoặc tóm tắt nội dung)

2. Thân bài

- Nội dung:

+ Ở bài thơ, ta bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày.

+ Xuất hiện hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động.

+ Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng.

+ Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa.

- Nghệ thuật

+ Bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật.

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn.

+ Nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy.

3. Kết bài: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và cảm nghĩ của em về bài thơ.

Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.2 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí