Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 7>
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc văn bản sau:
|
Trên những trang vở học sinh Trên bàn học trên cây xanh Trên đất cát và trên tuyết Tôi viết tên em
… Trên sức khỏe được phục hồi Trên hiểm nguy đã tan biến Trên hi vọng chẳng vấn vương Tôi viết tên em
Và bằng phép màu một tiếng Tôi bắt đầu lại cuộc đời Tôi sinh ra để biết em Để gọi tên em TỰ DO |
|
(Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1, tr.120)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Xác định thể thơ của bài thơ trên?
A. 4 chữ
B. 5 chữ
C. Tự do
D. Lục bát
Câu 3. Khổ thơ 1 sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. Điệp ngữ
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 4. Chủ đề bài thơ “Tự do” là gì?
A. Khát vọng tự do
B. Tình yêu cuộc sống
C. Khát vọng hòa bình
D. Mong muốn độc lập
Câu 5. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 6. Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa?
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
Đáp án
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
C |
C |
B |
A |
Câu 1 (0.5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Phương pháp:
Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
=> Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm)
Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Đa ngôi kể |
Phương pháp:
Căn cứ các thể thơ đã học
Lời giải chi tiết:
Thể thơ tự do
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.5 điểm)
Điều gì khiến Marie căm ghét mọi người? A. Vì cô xấu xí, đi khập khiễng và bị lé C. Vì cô bị cha mẹ và mọi người chửi, hắt hủi B. Vì cô không thích giao lưu, nói chuyện với những người xung quanh D. Vì cô bị hoang tưởng nên luôn nghĩ mọi người nói xấu mình |
Phương pháp:
Căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Lời giải chi tiết:
Điệp ngữ: trên…
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm)
Điều gì đã khiến Marie thay đổi suy nghĩ của mình? A. Cô được người vợ của kẻ làm vườn dạy kết những bó hoa đẹp để bán. B. Cô tự ý thức được vẻ đẹp của bản thân. C. Cô được anh kĩ sư khen ngợi về những bó hoa của mình. D. Cô được bố mẹ động viên. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Chủ đề bài thơ “Tự do” là khát vọng tự do
=> Đáp án: A
Câu 5 (1.0 điểm)
Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. |
Phương pháp:
Phân tích, tổng hợp
Lời giải chi tiết:
Nội dung: đoạn thơ bộc lộ tình yêu Tự do tha thiết, mãnh liệt của tác giả
Câu 6 (1.0 điểm)
Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa? |
Phương pháp:
Căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích
Lời giải chi tiết:
Tác giả viết hoa từ TỰ DO ở cuối bài nhằm mục đích:
- Thể hiện sự thiêng liêng, cao cả của hai tiếng TỰ DO.
- Nhấn mạnh đề tài của bài thơ, giải thích tình cảm gắn bó, khao khát, tôn thờ,… của tác giả dành trọn cho TỰ DO. TỰ DO là tất cả những gì ông mong mỏi, mơ ước mọi lúc, mọi nơi.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. |
Phương pháp:
Phân tích, tổng hợp
Lời giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
2. Phân tích vẻ đẹp của con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua nhân vật anh thanh niên.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc
- Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu.
- Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao.
b. Vẻ đẹp của con người làm việc và suy nghĩ cho đất nước
- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:
+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn m so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.
+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”
+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.
- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:
+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.
+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn công việc.
-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với
- Không chỉ là con người yêu công việc, anh còn biết sắp xếp cuộc sống một cách khoa học, luôn trau dồi tri thức cho bản thân bằng cách đọc sách báo và đó cũng chính là cách anh làm cho tâm hồn mình phong phú hơn. Ngoài ra, anh còn là một người thân thiện, luôn biết quan tâm giúp đỡ người khác.
- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:
+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)
+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét -> tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.
+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.
=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.
=> Là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.
3. Tổng kết
- Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 8
- Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 6
- Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 5
- Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 3
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay