Chính tả (Nghe-viết): Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4..? trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2


Giải câu 1, 2, 3 Chính tả (Nghe-viết): Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4..? trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Tìm tiếng có nghĩa:a) Các âm đầu tr, ch có thể ghép thế nào với các vần đã cho để tạo thành những tiếng có nghĩa?

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nghe - viết:

Ai đã nghĩ ra các chữ số  1, 2, 3, 4,... ?

        Người ta gọi các chữ số 1, 2, 3, 4,... là chữ số A-rập vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.

       Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,... dùng trong bẳng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.

Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

Quảng cáo
decumar

Câu 2

Tìm tiếng có nghĩa:

a. Các âm đầu trch có thể ghép với những vần nào ở bên phải để tạo thành những tiếng có nghĩa? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.



b. Các vần êtêch có thể ghép với những âm đầu nào ở bên trái để tạo thành các tiếng có nghĩa? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được     

Phương pháp giải:

Con thử ghép xem có trường hợp nào có nghĩa và không sai chính tả.

Lời giải chi tiết:

a)  Các âm đầu  tr, ch có thể ghép thế nào với các vần đã cho để tạo thành những tiếng có nghĩa?

-    Có thể ghép như sau: trai, trâu, trăng, trân, chai, chan, châu, chàng, chân.

-    Đặt câu với một trong các tiếng vừa tìm ra:

Đêm rằm, trăng thật là sáng và đẹp.

b)  Các vần êtêch có thể ghép sao để thành tiếng có nghĩa?

-   Có thể ghép như sau: bết, bệch, chết, chếch, chệch, dệt, hết, hệt, hếch, kết,  kệch, tết, tếch.

-   Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được:

Hôm qua, chú mèo nhà em đã chết.

Tuy nhiên sau khi ghép cần phải thêm dấu sắc hoặc nặng. Nhiều tiếng phải đặt vào từ láy mới có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: (cười) hềnh hệch.

Câu 3

Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là tr hay ch, còn các ô số 2 chứa tiếng có vần là êt hay êch

Trí nhớ tốt

Sơn vừa (2).... mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra (1)...... Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi (2)..... thúc:

-   Chuyện này đã xảy ra 500 năm trước.

Nghe vậy, Sơn bỗng (2).... mặt ra rồi (1)..... trồ:

-   Sao mà chị có (1).....nhớ tốt thế?

Phương pháp giải:

Con tìm tiếng thích hợp để điền vào chỗ trống, chú ý rằng:

(1) chứa tiếng có âm đầu là tr hoặc ch

(2) chứa tiếng có vần êt hoặc êch

Lời giải chi tiết:

Trí nhớ tốt

Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc:

-   Chuyện này đã xảy ra 500 năm trước.

Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ:

-   Sao mà chị có trí nhớ tốt thế?


Bình chọn:
4.5 trên 199 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.