Từ điển Hoá 10| Các dạng bài tập Hoá 10 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần ..

Cách làm dạng bài kết hợp bài toán tổng số hạt để xác định vị trí trong bảng tuần hoàn - Hoá 10

1. Cách làm dạng bài kết hợp bài toán tổng số hạt để xác định vị trí trong bảng tuần hoàn

Dựa vào cách giải các bài toán về tổng số hạt trong chương 1. Sau khi tìm được các hạt p, n, e  từ đó xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Ví dụ: Một hợp chất có công thức phân tử XY2, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Hợp chất này được sử dụng như chất trung gian để sản xuất sulfuric acid.

a)Viết cấu hình electron của X và Y.

b) Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn và công thức phân tử XY2.

Lời giải

a)Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron  => ZX = NX ; ZY = NY

Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 => ZX + 2ZY = 32 (1)

Trong XY2, X chiếm 50% về khối lượng =>  h = \(\frac{{50}}{{50}}\) => \(\frac{{{\rm{2}}{{\rm{Z}}_{\rm{X}}}{\rm{ }}}}{{{\rm{4}}{{\rm{Z}}_{\rm{Y}}}}}\)=1 => ZX – 2ZY = 0(2)

Từ (1) và (2) => ZX = 16 => X là sulfur (S); ZY = 8 =>Y là oxygen (O)

Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4 và O: 1s22s22p4

b) Vị trí S trong bảng tuần hoàn

+ Ô thứ 16 vì có Z = 16

+ Chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

+ Thuộc nhóm VIA vì có electron cuối cùng thuộc phân lớp p và có 6 electron lớp ngoài cùng.

Vị trí O trong bảng tuần hoàn

+ Ô thứ 8 vì có Z = 8

+ Chu kì 2 vì có 2 lớp electron.

+ Thuộc nhóm VIA vì có electron cuối cùng thuộc phân lớp p và có 6 electron lớp ngoài cùng.