Khẳng định nào là sai:
-
A.
$0$ và $1$ không là số nguyên tố cũng không phải hợp số.
-
B.
Cho số $a > 1$, $a$ có $2$ ước thì $a$ là hợp số.
-
C.
$2$ là số nguyên tố chẵn duy nhất.
-
D.
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1$ mà chỉ có hai ước là $1$ và chính nó.
Áp dụng định nghĩa:
+ Hợp số là một số tự nhiên có thể biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên khác nhỏ hơn nó. Một định nghĩa khác tương đương: hợp số là số chia hết cho các số khác ngoài 1 và chính nó.
+ Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1$ mà chỉ có hai ước là $1$ và chính nó.
+) Số $a$ phải là số tự nhiên lớn hơn \(1\) và có nhiều hơn $2$ ước thì $a$ mới là hợp số nên B sai.
+) $1$ là số tự nhiên chỉ có $1$ ước là $1$ nên không là số nguyên tố và $0$ là số tự nhiên nhỏ hơn $1$ nên không là số nguyên tố. Lại có $0$ và $1$ đều không là hợp số do đó A đúng.
+) Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn $1$ mà chỉ có hai ước là $1$ và chính nó nên D đúng và suy ra $2$ là số nguyên tố chẵn duy nhất nên C đúng.
Đáp án : B
Các bài tập cùng chuyên đề
Khẳng định nào sau đây là đúng:
Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố:
Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {3*} $:
Thay dấu * để được số nguyên tố $\overline {*1} $:
Cho các số \(21;77;71;101\). Chọn câu đúng.
Cho \(A = 90.17 + 34.40 + 12.51\) và \(B = 5.7.9 + 2.5.6\) . Chọn câu đúng.
Tổng của $3$ số nguyên tố là $578.$ Tìm ra số nguyên tố nhỏ nhất trong $3$ số nguyên tố đó.
Có bao nhiêu số nguyên tố \(x\) thỏa mãn \(50 < x < 60?\)
Tìm tất cả các số tự nhiên \(n\) để \({n^2} + 12n\) là số nguyên tố.
Có bao nhiêu số nguyên tố \(p\) sao cho \(p + 4\) và \(p + 8\) cũng là số nguyên tố.
Cho nguyên tố \(p\) chia cho \(42\) có số dư \(r\) là hợp số. Tìm \(r.\)
Chọn khẳng định đúng:
Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?
Nếu cho 7 hình vuông đơn vị ghép thành hình chữ nhật thì có mấy cách xếp (Không kể việc xoay chiều dài và chiều rộng)?
Số nguyên tố nhỏ hơn 30 là:
Một ước nguyên tố của 91 là