Bài 8. ông Hồng và văn minh sông Hồng - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều>
Hãy chia sẻ những điều em biết có liên quan đến sông Hồng.
Khởi động
Hãy chia sẻ những điều em biết có liên quan đến sông Hồng.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo: Chia sẻ hiểu biết về sông Hồng:
- Sông Hồng còn có tên gọi khác là Hồng Hà hoặc sông Cái. Dòng sông này có tổng chiều dài khoảng 1149 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
- Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô.
- Chế độ nước sông Hồng có hai mùa:
+ Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, phù hợp với mùa mưa.
+ Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn/nǎm.
Khám phá 1
Quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí của sông Hồng trên lược đồ.
• Sông Hồng còn có những tên gọi nào khác?
Lời giải chi tiết:
- Xác định vị trí: Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào lãnh thổ Việt Nam qua nhiều tỉnh, thành phố và đổ ra Biển Đông.
- Những tên gọi khác của sông Hồng: sông Cái, Hồng Hà, Nhị Hà (hoặc Nhĩ Hà), sông Thao,...
2
1. Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
Lời giải chi tiết:
1.
• Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng là: sự ra đời nhà nước, thành Cổ Loa, trống đồng Đông Sơn,....
- Sự ra đời của nhà nước:
+ Nhà nước Văn Lang (ra đời cách ngày nay khoảng 2700 năm) và nhà nước Âu Lạc (ra đời cách ngày nay khoảng 2300 năm).
+ Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng vườn; đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Cả nước được chia làm nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu.
- Thời Âu Lạc, người Việt cổ đã xây dựng được thành Cổ Loa và biết chế tạo nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên đồng.
- Trống đồng Đông Sơn là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ. Trống đồng Đông Sơn được dùng trong lễ hội, làm hiệu lệnh chiến đấu....
- Đời sống vật chất:
+ Người Việt cổ sử dụng lương thực chính là gạo nếp, gạo tẻ; phổ biến là ở nhà sàn, nam thường đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo yếm.
+ Họ di chuyển chủ yếu trên sông bằng thuyền, bè.
- Đời sống tinh thần:
+ Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công, các vị thần tự nhiên như thần sông, thần núi, thần Mặt Trời,...
+ Trong những ngày lễ hội họ thường nhảy múa, thổi khèn, đánh trống, đua thuyền,...
Khám phá 3
Đọc thông tin, em hãy:
• Cho biết giá trị của sông Hồng.
• Đề xuất một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng.
Lời giải chi tiết:
• Yêu cầu số 1: Sông Hồng mang lại nhiều giá trị cho phát triển kinh tế và đời sống dân cư như:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất;
+ Phát triển giao thông đường thuỷ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản;
+ Phát triển du lịch,....
• Yêu cầu số 2: Một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng:
+ Tuyên truyền người dân không xả rác xuống sông;
+ Xử lí nghiêm hoạt động khai thác cát sỏi trái phép;
+ Quy hoạch không gian cảnh quan hai bờ sông;
+ Tổ chức các tuyến du dịch trên sông để du khách biết đến và trân trọng vẻ đẹp, giá trị của sông Hồng,...
Luyện tập
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy liệt kê những thành tựu tiêu biểu, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc theo gợi ý trong bảng dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Đóng vai hướng dẫn viên của một tàu du lịch trên sông Hồng, hãy giới thiệu cho du khách về một số giá trị mà sông Hồng mang lại cho con người.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo: Sông Hồng mang lại nhiều giá trị cho phát triển kinh tế và đời sống dân cư như:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất;
+ Phát triển giao thông đường thuỷ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản;
+ Phát triển du lịch,....
- Bài 9. Thăng Long - Hà Nội - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 10. Văn Miếu - Quốc Tử Giám - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Ôn tập học kì - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 7. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 6. Thiên nhiên vừng đồng bằng Bắc Bộ- SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều