Bài 3. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều>
Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta. Đình núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam?
Khởi động
Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta. Đình núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam?
Lời giải chi tiết:
- Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là: Phan-xi-păng
- Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Khám phá 1
Quan sát hình 1, em hãy:
• Chỉ ranh giới của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
• Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với những vùng nào, quốc gia nào.
Lời giải chi tiết:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta.
- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với:
+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ (ở phía nam).
+ Vịnh Bắc Bộ (ở phía đông nam)
+ Các nước Lào và Trung Quốc (ở phía tây và phía bắc).
Khám phá 2
*Địa hình:
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
• Xác định vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng (Fansipan), cao nguyên Mộc Châu.
• Mô tả địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Sông ngòi:
Xác định vị trí sông Hồng, sông Đà và sông Lô trên hình 1.
• Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả về sông của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
* Địa hình:
- Yêu cầu số 1: Học sinh tự xác định vị trí trên lược đồ.
- Yêu cầu số 2: Địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... Nơi đây có các dãy núi thấp hình cánh cung và dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta, trên đó có đình Phan-xi-păng cao 3143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La),...
- Khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước. Một số vùng núi cao vào mùa đông đôi khi có tuyết rơi như: Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn).....
- Yêu cầu số 1: Học sinh tự xác định vị trí trên lược đồ.
- Yêu cầu số 2:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.
+ Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.
Khám phá 3
Đọc thông tin, em hãy nêu ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân.
Lời giải chi tiết:
- Thuận lợi:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, khí hậu với mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây xứ lạnh (đào, lê, mận, hồi, thảo quả, su su, bắp cải,...).
+ Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê,...).
+ Sông ngòi trên địa hình dốc tạo điều kiện để phát triển thuỷ điện.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn là vùng có nhiều cảnh đẹp để phát triển du lịch.
- Khó khăn:
+ Địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng cũng gây ra nhiều thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại,... ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
+ Địa hình dốc, phức tạp là trở ngại đối với giao thông vận tải và xây dựng.
Khám phá 4
Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
- Để bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, cần có một số biện pháp sau:
+ Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
+ Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí.
+ Tổ chức định canh, định cư, ổn định và nâng cao đời sống cho người dân.
+ Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.
Luyện tập 1
Quan sát các hình 4, 5, 6, hãy chỉ vị trí tương ứng của các địa điểm này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2
Lựa chọn một đặc điểm thiên nhiên (địa hình, khí hậu hoặc sông ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để hoàn thành sơ đồ theo gợi ý dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.
Nhiệm vụ 1. Vào kì nghỉ lễ Tết Nguyên đán, bạn Lan cùng bố mẹ đi du lịch ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Theo em, bạn Lan cần chuẩn bị trang phục như thế nào cho phù hợp? Vì sao?
Nhiệm vụ 2. Quan sát hình 7, em hãy
- Dự đoán những rủi ro có thể xảy ra.
- Đưa ra lời khuyên cho người dân về việc chọn địa điểm xây dựng nhà ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải chi tiết:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1
- Tư vấn: bạn Lan và bố mẹ nên chuẩn bị các trang phục giữ ấm cơ thể, ví dụ như: áo phao, áo bông, áo nỉ, áo len; quần dài, quần len,… giày, mũ, tất, găng tay, khăn quàng,…
- Giải thích: kì nghỉ Tết Nguyên đán (cuối tháng 1 - đầu tháng 1 âm lịch) đang là mùa đông, khí hậu ở Sa-pa lúc này rất lạnh (nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC, thậm chí xuống dưới 0oC và có tuyết rơi => đây là ngưỡng nhiệt độ rét đậm, rét hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người).
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều