Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều>
Vậy ai là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên? Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên?
Khởi động
Vậy ai là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên? Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên?
Lời giải chi tiết:
- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: là cư dân của nhiều dân tộc, như: Ba Na, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru…
- Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào:
+ Cồng chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến khi qua đời.
+ Cồng chiêng vừa là một loại nhạc cụ vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong lễ hội và cuộc sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên.
+ Đồng bào Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng trong các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đón tiếp khách, thể hiện sự giàu có của chủ nhà.
+ Cồng chiêng cũng được sử dụng trong các nghi lễ như: lễ Cắt rốn của trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành, lễ Tiễn linh hồn người chết, lễ Mừng lúa mới, lễ Xuống đồng,..
Khám phá 1
Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Chủ nhân của không gian văn hóa này là cư dân của nhiều dân tộc, như: Ba Na, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ, Brâu, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru….
Khám phá 2
Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên?
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của cồng chiêng:
+ Cồng chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ lúc sinh ra đến khi qua đời.
+ Cồng chiêng vừa là một loại nhạc cụ vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong lễ hội và cuộc sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên.
+ Đồng bào Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng trong các hoạt động vui chơi, giải trí hoặc đón tiếp khách, thể hiện sự giàu có của chủ nhà.
+ Cồng chiêng cũng được sử dụng trong các nghi lễ như: lễ Cắt rốn của trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành, lễ Tiễn linh hồn người chết, lễ Mừng lúa mới, lễ Xuống đồng,..
Khám phá 3
Hãy mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên và nêu nhận xét.
Lời giải chi tiết:
- Nét chính trong lễ hội Cồng chiêng:
+ Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở nằm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.
+ Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hóa của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới,...
+ Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...
- Nhận xét: lễ hội cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Việc tổ chức và duy trì lễ hội này góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
Luyện tập 1
Kể tên những lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có sử dụng cồng, chiêng.
Lời giải chi tiết:
- Một số lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có sử dụng cồng, chiêng là:
+ Lễ cúng Cơn mưa đầu mùa;
+ Lễ Mừng lúa mới;
+ Lễ Mừng nhà rông mới;
+ Lễ trưởng thành,…
Luyện tập 2
Tóm tắt những nét cơ bản của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
Lời giải chi tiết:
- Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở nằm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.
- Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hóa của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới,...
- Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...
Vận dụng
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
Nhiệm vụ 1. Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên để giới thiệu những giá trị đặc sắc của lễ hội này.
Nhiệm vụ 2. Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên?
Lời giải chi tiết:
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 21. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 19. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 18. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 17. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều
- Bài 16. Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Cánh diều