Bài 6. Ô nhiễm không khí và môi trường không khí trang 29, 30, 31, 32 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo>
Theo em, chúng ta nên sử dụng loại bếp nào để hạn chế ô nhiễm không khí?
Khởi động
Theo em, chúng ta nên sử dụng loại bếp nào để hạn chế ô nhiễm không khí?
Lời giải chi tiết:
+ Theo em, chúng ta nên sử dụng bếp điện (hình 1b), hoặc bếp gas (hình 1d) để hạn chế ô nhiễm không khí.
+ Bếp củi (hình 1a); bếp than tổ ong (hình 1c) là những bếp gây ô nhiễm môi trường không khí vì thế chúng ta không nên sử dụng những loại bếp này. Bếp than tổ ong thải ra khí rất có hại cho môi trường và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người (bệnh về đường hô hấp)…
? mục 1 CH1
Quan sát các hình dưới đây và cho biết:
+ Một số dấu hiệu không khí bị ô nhiễm.
+ Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Lời giải chi tiết:
- Một số dấu hiệu cho thấy không khí bị ô nhiễm:
+ Khói bụi trong không khí ngày càng nhiều.
+ Con người cảm thấy ho, khó thở, tức ngực,...
+ Thủng tầng ozon.
+ Xuất hiện nhiều hiện tượng như mù quang hoá…
+ Không khí có mùi lạ.
+ Bụi mịn với lượng nhiêu trong không khí gây các bệnh ung thư
- Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí:
Nguyên nhân tự nhiên |
Nguyên nhân nhân tạo |
- Do núi lửa phun trào. - Do lốc xoáy, bão. - Do cháy rừng tự nhiên. - ... |
- Do khí thải các phương tiện giao thông. - Do khí thải từ các khu công nghiệp. - Do rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lí đúng cách. - .... |
? mục 1 LT
+ Vẽ hoặc viết về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ở địa phương em.
+ Chia sẻ sản phẩm của em với bạn.
Lời giải chi tiết:
+ Học sinh tự thực hiện dựa trên những nguyên nhân đã tìm hiểu ở phần trên.
+ Có thể tham khảo một số mẫu sau đây:
? mục 2 CH1
Quan sát các hình dưới đây và cho biết tại sao cần phải bảo vệ môi trường không khí.
Lời giải chi tiết:
Sau khi quan sát các hình, em nhận thấy cần phải bảo vệ môi trường không khí vì:
+ Ô nhiễm môi trường không khí gây ra hiệu ứng nhà kính khiến trái đất ngày càng nóng lên.
+ Ô nhiễm không khí gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa a – xít.
+ Làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, da liễu,.. cho con người.
? mục 3 CH1
+ Nói với bạn những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí trong các hình sau.
+ Hãy kể những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí mà em biết. Em đã làm gì để bảo vệ môi trường không khí?
Lời giải chi tiết:
Những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí được thể hiện qua các hình:
+ Hình 13: Trồng nhiều cây xanh.
+ Hình 14: Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường: Xe đạp.
+ Hình 15: Xử lí rác thải đúng quy trình.
+ Hình 16: Tạo phân bón từ chất thải động vật.
Những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí mà em biết:
+ Không xả rác, đốt rác bữa bãi.
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
+ Tuyên truyền về bảo vệ môi trường không khí.
+ ...
Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường không khí là:
+ Tham gia trồng cây xanh.
+ Vứt rác đúng nơi quy định.
+ Sử dụng xe đạp, xe bus để tham gia giao thông.
+ Tham gia tuyên truyền về bảo vệ môi trường không khí.
? mục 3 VD
“Em tập làm tuyên truyền viên”
+ Hãy viết hoặc vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường không khí.
+ Tuyên truyền với bạn bè và người thân những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí.
Lời giải chi tiết:
+ Học sinh có thể tham khảo một số bức tranh sau để tuyên truyền:
- Bài 7. Ôn tập chủ đề Chất trang 33 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Gió, bão trang 25, 26, 27, 28 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 4. Thành phần và tính chất của không khí trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 3. Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước trang 14, 15, 16, 17, 18 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 2. Sự chuyển thể của nước trang 10, 11, 12, 13 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo