Bài 12. Nhiệt độ và nhiệt kế trang 51, 52 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo>
Trong đời sống, chúng ta dùng dụng cụ gì để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác?
Khởi động
Trong đời sống, chúng ta dùng dụng cụ gì để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác?
Lời giải chi tiết:
+ Trong đời sống, chúng ta dùng nhiệt kế để biết chính xác một vật nóng hơn hay lạnh hơn một vật khác
? mục 1 CH1
Nhiệt độ cho biết sự nóng hay lạnh của một vật, của không khí. Nhiệt độ có đơn vị là độ C (kí hiệu °C.)
Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Quan sát các hình và trả lời câu hỏi:
+ Cốc nước trong hình 1a hay cốc nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn?
+ Bản tin dự báo thời tiết trong hình 2 hay hình 3 cho biết thời tiết ngoài trời nóng hơn? Vì sao em biết?
Lời giải chi tiết:
+ Cốc nước trong hình 1b có nhiệt độ cao hơn.
+ Bản tin dự báo thời tiết trong hình 2 cho biết thời tiết ngoài trời nóng hơn bởi nhiệt độ ngoài trời trong hình 2 cao hơn.
? mục 1 LT
Cùng bạn tìm hiểu về nhiệt độ trong một ngày tại địa phương em.
Lời giải chi tiết:
+ Học sinh thực hiện tìm hiểu về nhiệt độ ở địa phương.
+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
Khung giờ |
Sáng 7h00 – 9h00 |
Trưa 11h00 – 13h00 |
Chiều 17h00 |
Tối 19h00 – 21h00 |
Nhiệt độ |
28°C |
37°C |
32°C |
29°C |
? mục 2 CH1
Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ. Các nhiệt kế thông dụng là nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử (hay nhiệt kế số) và nhiệt kế hồng ngoại.
Quan sát các hình 4, 5 và 6, cho biết công dụng của nhiệt kế.
Lời giải chi tiết:
Công dụng của nhiệt kế trong các hình là:
+ Hình 4: Để đo nhiệt độ thời tiết trong phòng hoặc ngoài trời.
+ Hình 5- 6: Để đo nhiệt độ cơ thể người.
? mục 2 CH2
Thực hành đo nhiệt độ cơ thể
Chuẩn bị: Một số nhiệt kế thích hợp để đo nhiệt độ cơ thể.
Thực hiện: Cùng các bạn đo nhiệt độ cơ thể.
Thảo luận: So sánh kết quả đạt được so với nhiệt độ trung bình của cơ thể người khỏe mạnh là khoảng 37°C.
Lời giải chi tiết:
+ Học sinh tự thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh có thể tham khảo bảng sau:
Tên học sinh |
Nguyễn Văn A |
Nguyễn Văn B |
Nguyễn Văn C |
Nhiệt độ |
37°C |
37,5°C |
36,5°C |
Nhận xét: Thông qua thí nghiệm ta có thể nhận thấy, một số bạn có nhiệt độ đúng 37°C, một số bạn khác lại có nhiệt độ cao hơn 37°C, một số bạn có nhiệt độ thấp hơn 37°C.
? mục 2 VD
Đo nhiệt độ của không khí trong phòng
Đặt một nhiệt kế rượu lên mặt bàn ở giữa phòng. Đợi khoảng 3 phút và đọc kết quả trên nhiệt kế.
Lời giải chi tiết:
+ Học sinh tự thực hiện đo nhiệt độ không khí trong phòng dựa trên hướng dẫn trong sách và thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Bài 13. Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt trang 53, 54, 55 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Ôn tập chủ đề Năng lượng trang 56 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 11. Âm thanh trong đời sống trang 47, 48, 49, 50 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Âm thanh trang 43, 44, 45, 46 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Ánh sáng với nguồn sống trang 39, 40, 41, 42 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường trang 122 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn trang 117, 118, 119, 120, 121 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên trang 113, 114, 115, 116 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 29. Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe trang 111 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phòng tránh đuối nước trang 107, 108, 109, 110 SGK Khoa học 4 Chân trời sáng tạo