Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Chương 3. Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bài 6. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều


Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 6.1, nêu bối cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 28 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 6.1, nêu bối cảnh lịch sử dẫn đếnbùng nổ phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.


Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục I và quan sát hình 6.1

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh lịch sử dẫn đếnbùng nổ phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyềnĐàng Ngoài lâm vào khủng hoảng

- Chúa Trịnh Giang không quan tâm đến triềuchính, mải lo ăn chơi, hưởng thụ. Tầng lớp quan lại ra sức bóc lột nhân dân.

- Nông dân mất ruộng, sản xuất nôngnghiệp đình đốn. 

- Thủ công nghiệp và thươngnghiệp sa sút, phố chợ điêu tàn.

- Hằngnăm, tình trạng hạn hán, lụt lội, mấtmùa, vỡ đê xảy ra liên tiếp. Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

-> Cuộc sống khốn khổ đã thúc đẩy nông dân vùng lên đấu tranh.

? mục II

Trả lời câu hỏi mục II trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục II và quan sát các hình 6.2, 6.3

Lời giải chi tiết:

Tên khởi nghĩa

Diễn biến

Kết quả

Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất 

(1739 -1769)

- Năm 1739, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam.

- Năm 1751, ông rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.

Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769.

Khởi nghĩa của

Nguyễn Danh Phương
(1740- 1751)

- Năm 1740, khởi nghĩa nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

Khởi nghĩa của

Nguyễn Hữu Cầu

(1741 - 1751)

- Năm 1741, cuộc khởi nghĩa  nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng)

- Sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

? mục III

Trả lời câu hỏi mục III trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Đọc thông tin tư liệu, nêu ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.

Phương pháp giải:

Đọc thông tin tư liệu trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8.

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa:

+ Phản ánh ý chí chiến đấu chống áp bức, cường quyền;

+ Thể hiện sức mạnh của quần chúng nhân dân;

+ Biểu hiện sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê - Trịnh

- Tác động:

+ Làm lung lay chính quyền vua Lê - chúa Trịnh

+ Các cuộc phản khán của nông dân buộc chính quyền phải điều chỉnh các chính sách như giảm thuế khóa, tu sửa đê điều.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo mẫu:


Phương pháp giải:

Đọc thông tin trong mục II

Lời giải chi tiết:

Khởi nghĩa

Thời gian diễn ra

Địa bàn hoạt động

Kết quả

Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất 

1739 -1769

- Năm 1739, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở vùng Sơn Nam.

- Năm 1751, ông rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.

Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769.

Khởi nghĩa của

Nguyễn Danh Phương

1740- 1751

- Năm 1740, khởi nghĩa nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

Khởi nghĩa của

Nguyễn Hữu Cầu

1741 - 1751

- Năm 1741, cuộc khởi nghĩa  nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng)

- Sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 29 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 CD

2. Từ nội dung bài học và tìm hiểu thêm một số tư liệu khác, hãy viết thêm một đoạn ngắn phản đối cuộc xung đột Nam - Bắc triểu, Trịnh - Nguyễn

Phương pháp giải:

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,…

Lời giải chi tiết:

Cuộc xung đột Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn trong lịch sử Việt Nam không chỉ là cuộc đấu tranh quyền lực giữa các thế lực chính trị, mà còn là một bi kịch của sự chia rẽ dân tộc, gây tổn hại cho nền độc lập và sự phát triển của đất nước. Sự phân chia này đã kéo dài trong nhiều thập kỷ, khiến đất nước phải đối mặt với những cuộc chiến tranh đẫm máu, làm suy yếu tiềm lực quốc gia và tạo ra những tổn thất to lớn cho nhân dân. Cuộc xung đột này không chỉ làm cho đất nước phân ly mà còn tạo ra những hận thù, chia rẽ sâu sắc trong xã hội, trong khi nền kinh tế và các giá trị văn hóa không thể phát triển toàn diện. Thay vì tập trung vào việc bảo vệ tổ quốc khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài và xây dựng một xã hội thịnh vượng, các thế lực lúc bấy giờ lại mải mê tranh giành quyền lực, điều này đã cản trở tiến trình lịch sử và khiến đất nước mất đi nhiều cơ hội quan trọng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí