Soạn Lịch sử và Địa lí 8, giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều Chương 7. Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Bài 17. Việt Nam đàu thế kỉ XX - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều


Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4: - Nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đổi với xã hội Việt Nam. - Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Hãy giải thích.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục I

Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4:

- Nêu những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đổi với xã hội Việt Nam.

- Theo em, tác động nào về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Hãy giải thích.

 

 


Phương pháp giải:

Phương pháp: Khai thác thông tin và các hình từ 17.1 đến 17.4

Lời giải chi tiết:

 khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đổi với xã hội Việt Nam.

Lĩnh vực

Tác động của chính sánh khai thác

Chính trị

Người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

Kinh tế

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyển giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng.
- Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

-> Chuyển biến đáng kể nhưng mất cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp, trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường của Pháp

Văn hóa- xã hội

- Văn hóa phương Tây được du nhập

- Trí thức Nho học có sự chuyển biến nhận thức

- Cơ cấu xã hội thay đổi, phân hóa, xuất hiện tầng lớp mới

+ Địa chủ: Lớn, vừa và nhỏ

+ Nông dân: Đa số

+ Giai cấp công nhân: ra đời, tăng số lượng

+ Tầng lớp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên: mới xuất hiện

-> Mâu thuẫn cơ bản: Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp: Nông dân với địa chủ


* Tác động về xã hội có ảnh hưởng tích cực đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX đó là trước sự du nhâp của văn hóa phương Tây, những nhà tri thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức. Vì họ nhạy cảm với thời cuộc, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, biết rõ về tình cảnh của nước nhà,…sẽ làm xuất hiện những khuynh hướng đấu tranh mới 


? mục II 1

Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu. Những hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước Việt Nam?


Phương pháp giải:

 Đọc lại kiến thức mục II.1


Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

- Chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tưsản, chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lạiđộc lập cho dân tộc.

- Hoạt động:

+ 1883, Viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dântiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp.

+ 1904, Sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổiPháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủlập hiến Việt Nam.

+ 1905-1908, Sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánhđuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông duđưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện.
+ 1912-1913, Thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đíchđánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dânquốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử nhữngquan chức thực dân và tay sai đầu sỏ

* Ý nghĩa của những hoạt động đối với phong trào yêu nước Việt Nam

- Những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX đã khảo nghiệm một con đường cứu nước mới cho dân tộc, chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản

- Phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời, tạo điều kiện để tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam. 


? mục II 2

Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh.Những hoạt động đó có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước Việt Nam?


Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức mục II.2


Lời giải chi tiết:

* Những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh

- Xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hoà.

- Hoạt động:

+ Từ năm 1905, Phan Châu Trinh nhiều lần vào Nam, ra Bắctìm hiểu dân tình, tìm người có cùng chí hướng để hoạt độngcứu nước.

+ Năm 1906, Phan Châu Trinh gửi thư cho Chính phủ thuộc địa vạch trầnchế độ phong kiến thối nát, yêu cầu họ sửa đổi chính sách cai trị để giúp ngườiViệt Nam văn minh lên.

+ Khởi xướng cuộc vận động duy tân với khẩuhiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đi nhiều nơi để vận độngnhân dân thay đổi.

+ Cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh phát động diễn ra dưới nhiều hìnhthức khác nhau như mở trường học, kêu gọi mở mang công nghiệp, thương nghiệp,...

+ Năm 1908, phong tràochống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giam cầmvà tuyên án tử hình nhiều người yêu nước. Phan Châu Trinh lúc bấy giờ đang ởHà Nội cũng bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Phong trào tan rã.

* Ý nghĩa của những hoạt động đối với phong trào yêu nước Việt Nam

- Là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.


? mục III

- Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành. 

- Cho biết sự khác biệt về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước củaNguyễn Tất Thành so với những người đi trước


Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức mục III


Lời giải chi tiết:

 

* Những nét chinh về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành.

- Hoàn cảnh: Trước những thất bại của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám,... Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.

- Hoạt động:

+ 1908-1911, Tham gia biểu tình chống thuế ở Trung Kì (1908),vào Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh,sau đó vào Sài Gòn.

+ 5-6-1911, Làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, rời Bếncảng Nhà Rồng (Sài Gòn) sang phương Tây tìmđường cứu nước.

+ 1911-1917, Đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu; làmnhiều công việc để vừa kiếm sống vừa tìm hiểu thựctiễn ở các nước; đúc kết được nhiều bài học kinhnghiệm quý báu.

+ 12-1917, Trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhânPháp; trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chứcHội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri,...

* Sự khác biệt về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước củaNguyễn Tất Thành so với những người đi trước


- Phan Bội Châu chọn con đường đi sang Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.

- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.

- Con đường của Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây - nước Pháp, quê hương của tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” và cũng là nước đang thực hiện chế độ thực dân đối với dân tộc Việt Nam để tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi. Quyết định sang nước Pháp của Nguyễn Tất Thành là sự lựa chọn đúng đắn đầu tiên, thể hiện một tư duy độc lập và tầm nhìn mới mẻ về hướng đi và con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đang trong vòng nô lệ, lầm than.  


Luyện tập

1. Lập bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất(1897 – 1914) của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.


Phương pháp giải:

 Đọc lại kiến thức mục I.

Lời giải chi tiết:

1.Bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất(1897 – 1914) của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

Lĩnh vực

Tác động của chính sánh khai thác

Chính trị

Người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

-> Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp để tiến hành khai thác Việt Nam

Kinh tế

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyển giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng.
- Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

-> Tích cực: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập; Nền kinh tế có nhiều tiến bộ

-> Tiêu cực: Mất cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp, trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường của Pháp

Văn hóa- xã hội

- Văn hóa phương Tây được du nhập

- Trí thức Nho học có sự chuyển biến nhận thức

- Cơ cấu xã hội thay đổi, phân hóa, xuất hiện tầng lớp mới

+ Địa chủ: Lớn, vừa và nhỏ

+ Nông dân: Đa số

+ Giai cấp công nhân: ra đời, tăng số lượng

+ Tầng lớp tiểu tư sản, học sinh, sinh viên: mới xuất hiện

-> Mâu thuẫn cơ bản: Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp: Nông dân với địa chủ



Vận dụng

2. Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX. Giới thiệu những hình ảnh,bài viết đó với thầy cô và bạn học.


Phương pháp giải:

Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…


Lời giải chi tiết:

2.Sử dụng hình ảnh trong SGK để giới thiệuvề hoạt động của Nguyễn Tất Thành


Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.

Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. 

Như vậy, có thể thấy rằng, trước Nguyễn Tất Thành, đã có nhiều người Việt Nam trăn trở ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. Tiêu biểu trong số đó có hai trí thức nổi tiếng là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Đều là những nhà yêu nước nhiệt thành, nhưng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã đi hai con đường khác nhau, song cùng mong muốn Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của mình. Thế nhưng, Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình một con đường đi riêng, mặc dù rất kính trọng hai bậc tiền bối.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí