Bài 11. Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều>
Khai thác thông tin và các hình trong mục 1, nêu nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
? mục I 1
Khai thác thông tin và các hình trong mục 1, nêu nguyên nhân bùng nổChiến tranh thế giới thứ nhất.
Phương pháp giải:
Khai thác thông tin và các hình trong mục 1
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân bùng nổChiến tranh thế giới thứ nhất.
*Nguyên nhân sâu xa
- Sự pháttriển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc lớn nhất liên quan đến vấn đềthị trường và thuộc địa.
- Mâu thuẫn đó đã dẫn tới sự hình thành hai khối quân sự đối đầu: phe Liên minhgồm Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a (1882) và phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907).
- Cả hai khối đều ráo riết chuẩn bị chiến tranh để tranh giành thuộc địa.
*Nguyên nhân trực tiếp
- Trong những năm 1912 – 1913, sự căngthẳng ở vùng Ban-căng báo hiệu cuộc chiếntranh thế giới đã đến rất gần.
- Ngày28-6-1914, Thái tử Áo -Hung bị ám sát ở Xéc-bi. “Sựkiện Xéc-bi” đã trở thành ngòi nổ củachiến tranh.
? mục I 2
Dựa vào thông tin, bảng II và các hình trong mục 2, phân tích hậu quả và tácđộng của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin, bảng II và các hình trong mục 2
Lời giải chi tiết:
*Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Chịu tổn thất lớn về người và của
- Sau chiến tranh, các nướcchâu Âu dù thắng trận haybại trận đều trở thành “connợ” của nước Mỹ.
- Mỹ và Nhật Bản đãthu được nhiều nguồn lợitừ chiến tranh
+ Nước Mỹkhông bị chiến tranh tànphá, lại nhờ buôn bán vũkhí và cho các nước châuÂu vay nên thu nhập quốcdân tăng gấp đôi.
+ NhậtBản chiếm lại một số đảocủa Đức, nâng cao vị thế ởkhu vực Đông Nam Á vàThái Bình Dương,...
*Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đờicủa nước Nga Xô viết (1917) đã đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chínhtrị thế giới.
- Sau Hội nghị hoà bình ở Véc-xai (1919 – 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 – 1922),một trật tự thế giới mới được xác lập gắn với vai trò của nước Mỹ.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vẫn không được giải quyết,thậm chí còn trầm trọng hơn, dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sau này.
? mục II 1
Nêu những nét chính về nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục II.1
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân làm bùng nổ Cách mạng tháng Mười Nga.
- Tháng 2-1917, Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, lật đổ chế độphong kiến Nga hoàng
- Sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị chưa từng có xuất hiện ở Nga,đó là tình trạng có hai chính quyền
+ Chính phủ tư sản lâm thời
+ Các Xô viết đại biểucông nhân, binh lính.
- VI. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch, tiếptục lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
? mục II 2
Nêu những nét chính về diễnbiến của Cách mạng tháng MườiNga. Cho biết vai trò của Lê-ninđối với cuộc cách mạng.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục II.2
Lời giải chi tiết:
* Diễn biến của Cách mạng
- Tháng 4/1917: Lê-nin từ Thụy Sĩ về nước,soạn thảo và trình bày bảnLuận cương tháng Tư.
- Tháng 7: Chính phủ tư sản lâm thời đàn áp.nhân dân, truy nã Lê-nin và nhữngngười trong Đảng Bôn-sê-vích.
- Tháng 8: Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnhđạo quần chúng nhân dân tiếptục chuẩn bị khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền.
- Tháng 10
+ Quân khởi nghĩa đánh chiếm Pê-tơ-rô-grát (Xanh-pê-téc-bua) và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản lâm thời (đêm 24).
+ Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu (đêm 25).
- Đến tháng 3-1918, Cách mạng xãhội chủ nghĩa tháng Mười đã thắnglợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
*Vai trò của Lê-ninđối với cuộc cách mạng.
- Lê-nin là người trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười
- Soạn thảo Luận cương tháng tư, vạch ra đường lối đúng đắn cho cuộc cách mạng.
? mục II 3
Nêu ý nghĩa lịch sử và tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với nước Nga năm 1917 và lịch sử nhân loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong mục II.3
Lời giải chi tiết:
* Ý nghĩa lịch sử
- Xoá bỏ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, lập nên chính quyền Xô viết của nhân dân lao động
- Nước Nga bước vào thời kì tự do và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Tác động
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chỉ ra con đường đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản để đi tới thắng lợi, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
- Tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử nhân loại và cục diện chính trị thế giới: Nước Nga Xô viết ra đời, đã chặt đứt một khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội chủ nghĩa đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa.
Luyện tập
1. Lập bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Vì sao chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2-1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng?
Phương pháp giải:
Tổng hợp kiến thức có trong bài
Lời giải chi tiết:
1.Bảng thống kê những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Thời gian |
Sự kiện |
1914 |
Chiến tranh bùng nổ, chủ yếu ở châu Âu |
1915-1916 |
Hai bên tham chiến, cục diện ở thế giằng co |
1917 |
Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thắng lợi. Mỹ tham chiến, đứng về phe Hiệp ước |
1918 |
- Nga rút khỏi chiến tranh. Phe Hiệp ước có ưu thế - Ngày 11-11, Đức kí văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh kết thúc |
* Bảng thống kê những sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Thời gian |
Sự kiện |
Tháng 4-1917 |
Lê-nin về nước, soạn thảo và trình bày Luận cương tháng Tư |
Tháng 7-1917 |
Chính phủ lâm thời đàn áp, truy nã Lê-nin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích. |
Tháng 8-1917 |
Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích lãnhđạo quần chúng nhân dân tiếptục chuẩn bị khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền. |
Tháng 10-1917 |
- Đêm 24: Quân khởi nghĩa đánh chiếm Pê-tơ-rô-grát (Xanh-pê-téc-bua) và bao vây Cung điện Mùa Đông - Đêm 25: Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu |
Tháng 3-1918 |
Cách mạng xãhội chủ nghĩa tháng Mười đã thắnglợi trên khắp nước Nga rộng lớn. |
2. Chế độ phong kiến Nga hoàng đã sụp đổ vào tháng 2-1917 nhưng nhân dân Nga vẫn tiếp tục làm cách mạng vì
- Sau Cách mạng tháng Hai, xuất hiện cục diện chính trị chưa từng có, đó là tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại
+ Chính phủ tư sản lâm thời
+ Xô Viết đại biểu công nhân, binh lính
- Hai chính quyền đại diện cho các giai cấp có lợi ích khác nhau nên không thể cùng tồn tại
- Trước bối cảnh đó, VI.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc cách mạng lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời
Vận dụng
3. Sưu tầm tư liệu về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu trên sách, báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
* Tư liệu về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Một người lính Anh đang giúp một tù nhân Đức bị thương di chuyển dọc đường ray vào năm 1916, phía sau họ là một người lính Pháp đang vội vã rời đi với một chiếc máy ảnh. Đây là một trong số 100 bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tom Marshall phục màu nhân kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (11/11/1918-11/11/2018)
Những binh sĩ thuộc quân đội Anh đang thảo luận tại một rãnh trú ẩn của Anh ở Ploegsteert Wood, trong trận chiến Messines, ngày 11-6-1917. Bằng việc phục chế màu cho những tấm ảnh, Marshall hi vọng sẽ vẽ nên một hình dung rõ ràng hơn trong suy nghĩ của những thế hệ sau này về cuộc chiến đau thương trong lịch sử
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 10. Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 12. Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 11. Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 10. Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 9. Thổ nhưỡng Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều
- Bài 8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều