Bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Bày tỏ suy nghĩ của em khi đọc câu thơ sau: Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Hồ Chí Minh
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Bày tỏ suy nghĩ của em khi đọc câu thơ sau:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Hồ Chí Minh
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu thơ, suy nghĩ và bày tỏ suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
Câu thơ đã khẳng định tầm quan trọng của việc trồng cây - hành động giúp cho đất nước thêm tươi trẻ, phát triển, như là đang bước tới mùa xuân của chính mình vậy. Em thấy mình cần trồng thật nhiều cây xanh.
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc bài thơ:
Mùa xuân em đi trồng cây
Mùa xuân em đi trồng cây
Nắng lên từ phía bàn tay em trồng
Đồi hoang sẽ hoá rừng thông
Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh.
Này em, này chị, này anh
Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ
Dốc nghiêng, mũ nón nhấp nhô
Đàn chim vui, hót líu lo quanh đời.
Gió ngoan chạm giọt mồ hôi
Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên
Nắng xuân lấp lánh mọi miền
Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.
Từ bàn tay nhỏ đấy thôi!
Góp mầm xanh với đất trời yêu thương
Rồi đây trên khắp quê hương
Màu xuân xanh biếc nẻo đường tương lai.
Nguyễn Lãm Thắng
Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước gì khi trồng cây?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước:
- Đồi hoang sẽ hoá rừng thông
- Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoạt động trồng cây rất vui?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy hoạt động trồng cây rất vui:
- Nắng lên từ phía bàn tay em trồng
- Dốc nghiêng, mũ nón nhấp nhô
- Đàn chim vui, hót líu lo quanh đời.
- Gương mặt nở nụ cười hồn nhiên
- Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả đó có gì thú vị?
- Đàn chim
- Gió
- Nắng
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Đàn chim: vui, hót líu lo
- Gió: ngoan chạm giọt mồ hôi
- Nắng: lấp lánh
=> Cách tả đó khiến các sự vật trở nên sinh động, gần gũi, gợi hình gợi cảm hơn.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tác giả muốn gửi gắm thông điệp mọi người nên trồng cây vì cây mang lại rất nhiều lợi ích.
Học thuộc lòng bài thơ.
Đọc mở rộng
Trả lời câu hỏi đọc mở rộng trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Giữ mãi màu xanh
(a) Tìm đọc truyện hoặc đoạn kịch:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
- ?
d. Thi "Tuyên truyền viên nhí": Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch.
e. Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể bằng 4 – 5 câu.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc truyện hoặc đoạn kịch dựa vào gợi ý và hoàn thành yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Em tìm đọc truyện hoặc đoạn kịch dựa vào gợi ý và hoàn thành yêu cầu.
Ví dụ:
- Tên truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Tác giả: Truyện truyền thuyết
- Nhân vật: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Vua Hùng.
- Các sự việc chính:
+ Vua Hùng tổ chức kén rể.
+ Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn.
+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương.
+ Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
+ Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Ý nghĩa: truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt của tự nhiên đồng thời thể hiện sức mạnh và ước vọng của người Việt cổ từ ngàn đời nay đó là chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Bài 3: Cách nối các vế trong câu ghép trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Lập dàn ý cho bài văn tả người trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Rừng xuân trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả người trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo