Bài 2: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả người trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: a. Bài văn tả ai? b. Tác giả chọn tả những đặc điểm hình dáng và hoạt động nào của người đó? Mỗi đặc điểm, hoạt động được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 16 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Người thợ rèn
Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng. Vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ.
Tôi được ngắm bác thợ rèn lần đầu vào một buổi chiều thu. Bác đang rèn một lưỡi cày. Áo sơ mi phanh ra để lộ bộ ngực lực lưỡng mà mỗi hơi thở làm hằn lên những chiếc xương sườn của cái lồng ngực như bằng sắt ấy. Bác ngửa ra sau lấy đà, rồi giáng búa xuống. Và cứ như thế, luôn luôn như thế, không lúc nào dừng. Thân mình bác lắc lư uyển chuyển dưới sức thúc đẩy mãnh liệt của các cơ bắp. Bác quay những vòng tròn đều đặn, mang theo vô số tia lửa và để lại ánh chớp trên đe.
Theo Ê-min Dô-la, Huỳnh Lý dịch
a. Bài văn tả ai?
b. Tác giả chọn tả những đặc điểm hình dáng và hoạt động nào của người đó? Mỗi đặc điểm, hoạt động được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Bài văn tả bác thợ rèn.
b.
- Hình dáng:
+ Vai: cuộn khúc.
+ Cánh tay: ám đen khói lửa và bụi búa sắt.
+ Đôi mắt: trẻ, to, xanh, trong ngời như thép.
+ Khuôn mặt: vuông vức
+ Tóc: dày, rậm
+ Quai hàm: bạnh ra
+ Tiếng thở: rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ỗng bễ.
- Hoạt động:
+ Áo sơ mi phanh ra để lộ bộ ngực lực lưỡng mà mỗi hơi thở làm hằn lên những chiếc xương sườn của cái lồng ngực như bằng sắt ấy.
+ Bác ngửa ra sau lấy đà, rồi giáng búa xuống.
+ Thân mình bác lắc lư uyển chuyển dưới sức thúc đẩy mãnh liệt của các cơ bắp.
+ Bác quay những vòng tròn đều đặn, mang theo vô số tia lửa và để lại ánh chớp trên đe.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 16 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Quan sát một người thân trong gia đình em, ghi lại những điều em quan sát được.
Gợi ý:
a. Quan sát một người thân trong gia đình em
– Chọn những đặc điểm nổi bật về ngoại hình.
– Nhớ lại những việc làm quen thuộc của người thân, thể hiện tính cách hoặc sự gắn bó với em.
b. Lựa chọn từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh để ghi lại những điều quan sát được:
c. Em học được điều gì từ cách tác giả lựa chọn những đặc điểm ngoại hình và hoạt động để miêu tả người đó?
Phương pháp giải:
Em quan sát một người thân trong gia đình em, ghi lại những điều em quan sát được dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
- Tả hình dáng:
+ Dáng người tầm thước, thon gọn.
+ Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
+ Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
+ Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
- Tả tính tình, hoạt động:
+ Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
+ Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
+ Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài: Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 16 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Viết thông điệp hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ, vè,... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
Phương pháp giải:
Em viết thông điệp hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ, vè,... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.
Lời giải chi tiết:
Chung tay bảo vệ môi trường
Cây xanh tỏa bóng muôn phương yên bình
Vùng cao miền biển đẹp xinh
Bài ca xây dựng hòa bình màu xanh.
- Bài 2: Thảo luận theo chủ đề Vì môi trường xanh trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 2: Giờ Trái Đất trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 1: Bài văn tả người trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 1: Câu đơn và câu ghép trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 1: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 6, tiết 7: Đánh giá cuối năm học trang 144 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 4 trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 2 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Chân trời sáng tạo