Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức>
Quan sát hình dưới đây và chia sẻ những hiểu biết của em về thành phố mang tên Bác.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Quan sát hình dưới đây và chia sẻ những hiểu biết của em về thành phố mang tên Bác.
Lời giải chi tiết:
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, nằm ở Đông Nam Bộ.
+ Thành phố này trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như: Sài Gòn, Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn - Gia Định; từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Khám phá 1
1. Quan sát hình 2, em hãy xác định trên lược đồ vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố tiếp giáp với các tỉnh nào?
2. Kể một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
Lời giải chi tiết:
1.
+ Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ.
+ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với các tỉnh: Tây Ninh; Bình Dương; Đồng Nai; Long An.
+ Thành phố này trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như: Sài Gòn, Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn - Gia Định;
+ Từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy:
- Nêu một số sự kiện lịch sử tiêu biểu đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kể lại một câu chuyện lịch sử được giới thiệu trong bài học.
Lời giải chi tiết:
- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Văn Ba đã rời Bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.
+ Tháng 8/1945, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn giành được chính quyền.
+ Ngày 30/4/1975, Lữ đoàn xe tăng 2030 tiến về Dinh Độc Lập. Xe tăng 390 tiến bào húc đổ cổng chính của Dinh, mở đường cho các xe khác thẳng tiến vào bên trong. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi.
- Yêu cầu số 2: Kể lại một câu chuyện
(*) Câu chuyện: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước chuyển biến mới. Khác với các nhà yêu nước tiền bối hưởng về Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang phương Tây. Người muốn đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”. Người vào Sài Gòn - nơi có thương cảng và nền kinh tế phát triển nhất trong xứ Đông Dương thuộc Pháp.
+ Với lòng yêu nước và ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc khác nhau như: phụ bếp, bồi bàn,...
+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Văn Ba đã rời Bến Nhà Rồng ra đi mang theo hoài bão tìm đường cứu nước, cứu dân.
Khám phá 3
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5 đến 9, hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục kinh tế, chính trị, quan trọng của đất nước.
Lời giải chi tiết:
- Về kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn,…
- Về văn hóa – giáo dục:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của đất nước với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu,...
+ Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng và các khu vui chơi giải trí lớn,....
Luyện tập 1
Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.
Lời giải chi tiết:
TT |
Lĩnh vực |
Biểu hiện |
1 |
Kinh tế |
- Tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn,… |
2 |
Văn hóa |
- Có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng và các khu vui chơi giải trí lớn,… |
3 |
Giáo dục |
- Là một trong hai trung tâm giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của đất nước với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu,... |
Khám phá 2
Hãy vẽ trục thời gian thể hiện một số sự kiện lịch sử tiêu biểu ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh được giới thiệu trong bài học.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Chọn một trong hai nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1. Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) thể hiện mong muốn của em về Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
Nhiệm vụ 2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của Thành phố Hồ Chí Minh mà em ấn tượng nhất (theo gợi ý dưới đây).
- Tên di tích/địa danh.
- Địa điểm.
- Nét nổi bật/đặc sắc về di tích/địa danh đó.
Lời giải chi tiết:
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
(*) Tham khảo: Giới thiệu về Dinh Độc Lập
- Tên di tích: Dinh Độc Lập
- Địa điểm: số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
- Nét nổi bật, đặc sắc:
+ Do thực dân Pháp xây dựng lần đầu vào khoảng năm 1867. Năm 1962, do ảnh hưởng của chiến tranh nên dinh bị đánh sập. Vì không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm (Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
+ Dinh có chiều cao 26m, được xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng là 20.000m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, 1 tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của dinh, được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau.
+ Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau dinh là hai công viên cây xanh.
+ Giữa những năm 60 của thế kỷ XX, Dinh Độc Lập là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (khoảng 150.000 lượng vàng).
+ Với những giá trị lịch sử văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là di tích quốc gia đặc biệt.
- Bài 28. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 24. Thiên nhiên vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 29. Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 29. Ôn tập - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 28. Địa đạo Củ Chi - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 27. Thành phố Hồ Chí Minh - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 26. Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức
- Bài 25. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ - SGK Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức