Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 10 kết nối tri thức Chủ đề 9. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ n..

Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức


Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 a

Trả lời câu hỏi 1 trang 71 Bài 23 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Hội đồng nhân dân là

A. cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

B. Cơ quan lãnh đạo ở địa phương.

C. cơ quan hành chính ở địa phương.

D. cơ quan giám sát ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 1 b

Câu b) Chức năng của Uỷ ban nhân dân là

A. giám sát, xem xét, theo dõi đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa phương.

B. tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.

C. quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

D. tổ chức việc ban hành pháp luật ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 1 c

Câu c) Uỷ ban nhân dân là Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân vì

A. Uỷ ban nhân dân là một bộ phận trực thuộc Hội đồng nhân dân.

B. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

D. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, các thành viên của Uỷ ban nhân dân đều là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 72 Bài 23 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
 Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

b. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở thành phố và nông thôn đều được tổ chức giống nhau.

c. Hội đồng nhân dân có quyền quyết định tất cả các vấn đề tại địa phương.

d. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân địa phương.

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến a. Đúng, vì Hội đồng nhân dân hoạt động tập thể thông qua kì họp và quyết định theo đa số thông qua biểu quyết.

- Ý kiến b. Sai, vì Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở thành phố và nông thôn được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

- Ý kiến c. Sai, vì Hội đồng nhân dân chỉ có quyền quyết định các vấn đề tại địa phương theo luật định.

- Ý kiến d. Đúng, vì nhân dân có quyền giám sát tối cao đối với tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 73 Bài 23 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây?

a. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích. mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.

b. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn.

c. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.

d. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp a. Không đồng tình, vì hành vi của anh T là sai, chưa thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển bộ máy nhà nước. Hành vi đó khiến kết quả bầu cử bị ảnh hưởng, việc lựa chọn đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương không công bằng và đạt hiệu quả không cao.

- Trường hợp b. Đồng tình, vì việc làm của các cán bộ thuộc Uỷ ban nhân dân xã A là đúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân địa phương.

- Trường hợp c. Đồng tình, vì hành vi của ông H là đúng đắn, tôn trọng và chấp hành pháp luật, không lợi dụng chức vụ để giải quyết việc riêng.

- Trường hợp d. Đồng tình, vì việc làm của M phát huy tinh thần làm chủ, phát huy trách nhiệm của học sinh trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân tại địa phương.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 73 Bài 23 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. Khi thực hiện hoạt động giám sát công tác xây dựng cơ sở vật chất tại Trường Trung học phổ thông B, đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh X đã tổ chức gặp gỡ, nói chuyện để tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của các học sinh trong trường. K cũng có một số ý kiến nhưng e ngại vì mình còn ít tuổi, không thích hợp để bàn luận về những vấn đề quan trọng của nhà trường nên không dám phát biểu.

Nếu là bạn của K, em sẽ khuyên K như thế nào?

- Tình huống b. Anh T phát hiện ra một số điểm chưa hợp lý trong quyết định gần đây của chính quyền xã nên có ý định gửi thư góp ý. Biết được ý định của chồng, chị H. liền can ngăn vì cho rằng chồng mình không phải là cán bộ nên không có trách nhiệm phải quan tâm đến những vấn đề của chính quyền.

Nếu là anh T, em sẽ làm gì?

Lời giải chi tiết:

- Tình huống a. Nếu là bạn của K, em sẽ giải thích cho K hiểu: học sinh THPT cũng có quyền được đóng góp ý kiến về những vấn đề quan trọng của đất nước và của địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Các ý kiến chúng ta đóng góp nếu phù hợp thì đều được ghi nhận và xem xét. Vì vậy, K nên mạnh dạn đóng góp ý kiến tới đoàn đại biểu.

Tình huống b. Nếu là anh T, em sẽ gửi thư góp ý tới chính quyền xã, vì: việc làm này phát huy tinh thần làm chủ, phát huy trách nhiệm của công dân trong việc quyết định những vấn đề tại địa phương.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí