Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 10 kết nối tri thức Chủ đề 9. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ n..

Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức


Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 a

Trả lời câu hỏi 1 trang 67 Bài 21 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của

A. Chủ tịch nước.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thủ tướng Chính phủ.

D. Quốc hội.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 1 b

Câu b) Công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của

A. Quốc hội.

B. Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội.

D. Chủ tịch nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 1 c

Câu c) Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bằng việc

A. quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

B. thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng đối nội.

C. ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.

D. đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 68 Bài 21 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Quốc hội có thể thực hiện quyền lập pháp bằng việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo.

b. Mọi công dân đều được biểu quyết khi Quốc hội trưng cầu ý dân.

c. Nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến a. Đúng, Vì: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp bằng cách trực tiếp xây dựng, thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật hoặc thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, xây dựng.

- Ý kiến b. Sai, vì chỉ có công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

- Ý kiến c. Đúng, vì nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 68 Bài 21 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?

- Tình huống a. Thấy một số người trong khu phố lan truyền thông tin không chính xác về quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ, B đã lên mạng tìm hiểu các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung liên quan và gửi tới những người này để họ hiểu và ủng hộ.

- Tình huống b. A chăm chú xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.

- Tình huống c. Bà N bảo mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.

- Tình huống d. Khi thấy một số anh, chị sinh viên tham gia cùng Chủ tịch nước đón mừng các nguyên thủ quốc gia mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam, K lại cố gắng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt với mong muốn mình sẽ được như vậy.

Lời giải chi tiết:

- Trường hợp a. Hành vi của B là đúng. Việc làm của B giúp người dân hiểu rõ và chính xác quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ.

Trường hợp b. Hành vi của A là đúng đắn, rất đáng noi theo. Việc xem tường thuật phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội giúp A có thêm nhiều thông tin bổ ích về tình hình đất nước.

- Trường hợp c. Hành vi của bà N là sai, đáng phê phán. Không ai có quyền được bỏ phiếu bầu cử thay người khác, trừ một số trường hợp theo luật định.

- Trường hợp d. Việc làm của K là đúng vị thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 68 Bài 21 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. Gần đây, Chính phủ đang tổ chức triển khai lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) theo kế hoạch của Quốc hội. Khi biết tin, B chia sẻ với các bạn trong lớp rằng mình sẽ đóng góp một số ý kiến và khuyên các bạn cũng nên tham gia. Tuy nhiên, một số bạn tỏ thái độ không đồng tình, thậm chí có bạn còn trêu chọc B vì cho rằng B chỉ mới là học sinh thì không có quyền tham gia những hoạt động quan trọng như vậy.

Nếu là B, em sẽ làm gì?

- Tình huống b. Buổi tối, V mang trái cây nhà trồng được sang biếu nhà chú H hàng xóm đúng lúc cả gia đình chú đang ngồi xem chương trình thời sự. Khi con gái có những thắc mắc về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo nhà nước, chú H đã nhẹ nhàng giải thích để con hiếu. Tuy nhiên, V phát hiện một số nội dung chú H giải thích không đúng. V băn khoăn không biết có nên góp ý với chú H hay không.

Nếu là V, em sẽ làm gì?

Lời giải chi tiết:

- Tình huống a. Nếu là B em sẽ: giải thích cho các bạn trong lớp hiểu: học sinh THPT cũng có quyền được đóng góp ý kiến về những vấn đề quan trọng của đất nước và của địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Các ý kiến chúng ta đóng góp nếu phù hợp thì đều được ghi nhận và xem xét. Vì vậy, các bạn nên tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

- Tình huống b. Nếu là V, em sẽ tế nhị góp ý với chú H, giúp chú hiểu đúng hơn về vai trò của một số lãnh đạo nhà nước.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí