Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức>
Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng với Hiến pháp năm 2013.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu 1 a
Trả lời câu hỏi 1 trang 50 Bài 15 SBT Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức
Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng với Hiến pháp năm 2013.
Câu a) Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Cộng hoà nghị viện nhân dân.
B. Cộng hoà hỗn hợp.
C. Cộng hoà dân chủ nhân dân
D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 1 b
Câu b) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. một nước độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. một nước độc lập xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 c
Câu c) Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?
A. Toàn bộ nhân dân lao động chân chính.
B. Liên minh giai cấp công - nông.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Giai cấp cầm quyền.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 d
Câu d) Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 e
Câu e) Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. đơn vị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
C. tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
D. lực lượng trung thành lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 2
(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích lí do)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo. |
|
|
|
b. Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. |
|
|
|
c. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. |
|
|
|
d. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. |
|
|
|
e. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là nhân dân. |
|
|
|
Lời giải chi tiết:
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo. |
|
X |
Đảng lãnh đạo, Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị thực hiện quyền lực nhà nước. |
b. Quyền lực nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. |
X |
|
Vì nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Nguyên tắc này đề cập tới vấn đề quyền lực nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào. |
c. Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. |
|
X |
Công dân không chỉ thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp mà còn có quyền trực tiếp bầu cử, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý (Điều 29 Hiến pháp năm 2013). |
d. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. |
X |
|
Đây là nguyên tắc được Nhà nước ta xác định là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc. Thể hiện trên các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... (Điều 5 Hiến pháp năm 2013). |
e. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là nhân dân. |
X |
|
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức |
Câu 3
- Trường hợp a. Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.
- Trường hợp b. Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.
- Trường hợp c. Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp a. Hành vi của ông A là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của một cán bộ nhà nước đối với nhân dân. Đồng thời, hành vi này cũng góp phần phát huy sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước và xã hội.
- Trường hợp b. Hành vi của anh H rất đáng bị phê phán bởi anh H đã chối bỏ quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của bản thân, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc phát triển địa phương nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
- Trường hợp c. Hành vi của cán bộ xã B là sai trái, đáng bị phê phán bởi hành vi này đã thể hiện sự vô trách nhiệm của cán bộ xã đối với hoạt động của Cơ quan và đối với nhân dân.
Câu 4
Lời giải chi tiết:
Theo quy định của Hiến pháp 2013: nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước qua 2 hình thức là: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, cụ thể:
+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp: quyền bầu cử, bãi nhiệm; quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước của công dân; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước.
+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam) và tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra khi các tổ chức này thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân; quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh; phối hợp với Chính phủ, chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan; tham dự phiên họp của Chính phủ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân khi bàn các vấn đề có liên quan.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân; thông qua đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế Hiến định (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước); thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao thực thi quyền lực nhà nước.
- Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 22. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 22. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức