Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội V..

Thực hành viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội


Gồm chuẩn bị viết, Tìm ý, lập dàn ý, Viết và Chỉnh sửa, hoàn thiện

THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Chuẩn bị viết

- Cần tìm kiếm vấn đề từ những nguồn khác nhau: từ trải nghiệm, suy nghĩ của bản thân về cuộc sống; từ sách báo, các phương tiện truyền thông;… từ đó, chọn một vấn đề tâm đắc để làm đề tài cho bài viết

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

- Tự đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau để tìm ý:

+ Bài viết bàn luận về vấn đề gì?

+ Những khía cạnh nào của vấn đề được bàn luận? Những khía cạnh đó tác động tích cực hay tiêu cực đến đời sống con người?

+ Những lí lẽ và bằng chứng nào cần huy động?

+ Ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?

+ Ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề là gì?

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận. Có thể nêu vấn đề thông qua một câu chuyện, một tình huống đời sống, một câu hỏi nhận thức,…

- Thân bài: Dùng lí lẽ và bằng chứng để:

+ Trình bày bản chất của vấn đề xã hội được bàn luận và nêu quan điểm của người viết

+ Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề

+ Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều

+ Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng

- Kết bài: Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề

3. Viết

- Mở bài và kết bài viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Mở bài giới thiệu vấn đề xã hội để bàn luận, thu hút được sự chú ý của người đọc; Kết bài khép lại việc bàn luận một cách có ấn tượng

- Mỗi luận điểm ở phần Thân bài cần rõ ràng, thể hiện được ý thức và suy nghĩ của người viết về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh. Bằng chứng cần lấy từ những trải nghiệm thực tế của bản thân và các thông tin thu thập được từ sách báo, các phương tiện truyền thông

- Có thể soi chiếu vấn đề từ các góc nhìn khác nhau; nêu ý kiến phản biện đối với những quan điểm chưa thỏa đáng; mở rộng, đối chiếu, liên hệ với những vấn đề có liên quan

- Văn phong cần sáng rõ, phù hợp với đối tượng tiếp nhận và nội dung vấn đề

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để phát hiện những nội dung cần bổ xung, các lỗi cần chỉnh sửa nhằm hoàn thiện bài viết. Cụ thể:

- Chỉnh sửa Mở bài nếu vấn đề của cuộc sống chưa được nêu rõ ràng

- Kiểm tra lí lẽ, bằng chứng đã sử dụng nếu thấy chưa đầy đủ, chưa gắn với vấn đề đời sống được bàn luận, cần chỉnh sửa, bổ xung

- Xem xét sự khái quát ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề ở phần Kết bài để bổ xung ý hoặc chỉnh sửa nếu thấy chưa đạt

- Hoàn chỉnh những ý còn sơ sài, kiểm tra sự liên kết trong từng đoạn và trong bài để bổ xung phương tiện liên kết phù hợp

- Rà soát để sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu) nếu phát hiện được



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!