Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Biện pháp tu từ Văn 11

Biện pháp tu từ đối


Đối là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định

BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI

- Đối là biện pháp tu từ, theo đó người viết (người nói) xếp đặt những từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp tương tự hoặc tương phản nhau ở những vị trí đối xứng trong câu hoặc trong văn bản để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật một ý nghĩa nhất định

- Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối). Ví dụ:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. Trường này được gọi là tiểu đối. Ví dụ:

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

(Nguyễn Du)

- Biện pháp đối không chỉ được dùng phổ biến trong văn vần (như thơ, phú), văn biền ngẫu (như câu đối, chiếu, cáo, hịch,..) mà còn được dùng trong cả văn xuôi, nhất là văn chính luận thời trung đại

- Biện pháp đối có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ, câu văn



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Biện pháp lặp cấu trúc

    Lặp cấu trúc (còn gọi là lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!