Lý thuyết Văn lớp 11 Lý thuyết Cách giải thích nghĩa của từ Văn 11

Cách giải thích nghĩa của từ


Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ, chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có)

Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật

Hắn không phải là người tử tế

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

Lưu ý: Những từ dùng để giảng giải phải dễ hiểu hơn từ cần giải thích. Khi dùng từ đồng nghĩa để giải thích, có thể nói thêm sự khác biệt về sắc thái nghĩa và cách dùng của những từ ngữ ấy

Ví dụ: Đẫy đà: to béo, mập mạp

Bất chợt, chợt: xảy ra thình lình và trong khoảnh khắc; bất chợt: như chợt nhưng nghĩa mạnh hơn

Bất an: không yên ổn

Sơ xuất: không cẩn thận

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ

Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung

Sơn hà: sơn là núi, hà là sông; sơn hà là núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!