Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 12 tập 2 Cánh diều


Đoạn trích trên sử dụng kết hợp thao tác lập luận nào? Yếu tố nào thể hiện rõ nhất tính chất nghị luận của đoạn trích?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

I. Đọc hiểu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Đoạn trích trên sử dụng kết hợp thao tác lập luận nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Nhớ lại kiến thức về các thao tác lập luận

Lời giải chi tiết:

C. Phân tích và so sánh

I. Đọc hiểu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Yếu tố nào thể hiện rõ nhất tính chất nghị luận của đoạn trích?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản 

Đọc lại kiến thức về thể loại nghị luận

Lời giải chi tiết:

D. Thuyết phục người đọc về âm hưởng độc đáo của bài thơ Tây Tiến

I. Đọc hiểu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Nội dung chính của đoạn trích nêu trên là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

B. Nhan đề, thể thơ và những địa danh đã làm nên khúc độc hành Tây Tiến

I. Đọc hiểu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Câu văn nào sau đây dẫn ra bằng chứng khách quan?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các đáp án

Phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

B. Khi kí ức mãnh liệt, nó có khả năng hiện tại hóa quá khứ

I. Đọc hiểu 5

Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Mục đích của việc so sánh với Tiến quân ca và một số tác phẩm khác trong đoạn trích trên là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

C. Làm rõ điểm độc đáo của bài thơ Tây Tiến so với các tác phẩm.

I. Đọc hiểu 6

Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Nét độc đáo của bài thơ “Tây tiến” so với “Tiến quân ca” được tác giả chỉ ra là gì? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Độc đáo của bài thơ được thể hiện qua hình tượng con đường. Song đây không phải là một con đường khái quát, con đường biểu tượng. Con đường Tây Tiến được kết bằng những địa danh Việt và Lào đọc lên trầm bổng như ca hát, xa lạ và hoang dại.

I. Đọc hiểu 7

Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Những yếu tố nào của bài thơ được người viết chú ý phân tích làm sáng tỏ ở đoạn trích trên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

+ Tên gọi của bài thơ gợi lên âm hưởng quân hành vào cái thời đặc biệt phát triển những khúc hát Nam tiến, Tiến quân ca,…

+ Nhà thơ đã xóa bớt chữ “Nhớ” trong nhan đề bản in lần thứ nhất để khiến cảm giác về hành khúc mạnh mẽ hơn. 

+ Những hình ảnh sống động như xuất hiện trong hiện tại đã khiến cho bài thơ phảng phất dáng dấp của một khúc quân hành hơn là một hồi tưởng. 

+ Bài thơ được điểm xuyến bằng nhiều tên mường, tên châu, tên bản. 

+ Trong bài thơ, chỉ có một cái tên thành thị, hoa lệ đó là Hà Nội. Nhưng đó không phải là một cái mốc có thật trên đường Tây Tiến. Hà Nội ở đây trở thành cái mốc của độ cao bởi giấc mơ chính là 1 đỉnh điểm. 

I. Đọc hiểu 8

Trả lời Câu hỏi 8 Đọc hiểu trang 134 SGK Văn 12 Cánh diều

Em hiểu “độc hành” là gì? Vì sao tác giả cho rằng “Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành”

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

"Độc hành" trong tiếng Việt có nghĩa là một con đường hay đoạn đường mà chỉ có một lối đi, không có lối ra hoặc không có con đường khác nối liền. Trong trích đoạn bạn đưa ra, tác giả cho rằng "Bởi thế, có lẽ nên gọi Tây Tiến là một khúc độc hành" có thể ám chỉ rằng Tây Tiến là một nơi hay một khúc đường chỉ có một hướng đi, không có lựa chọn nào khác, có thể do cảm giác cô đơn hay cô lập mà tác giả muốn thể hiện.

I. Đọc hiểu 9

Trả lời Câu hỏi 9 Đọc hiểu trang 135 SGK Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra những câu văn trong đoạn trích mà người viết chú ý phân tích âm thanh, nhạc điệu trầm bổng của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

“Phải chăng âm thanh trầm bổng của chúng đã mô phỏng bằng nhạc điệu những trạng thái trái ngược giữa độ dốc, độ cao và độ sâu”

“Không phải ngẫu nhiên Quang Dũng thích thú với những âm thanh trầm bổng của địa danh đến như thế. Đó là cảm hứng của cả một thời cách mạng phát hiện ra đất nước.”

I. Đọc hiểu 10

Trả lời Câu hỏi 10 Đọc hiểu trang 135 SGK Văn 12 Cánh diều

Có thể rút ra được cách phân tích thơ như thế nào từ đoạn trích trên.

Phương pháp giải:

Đưa ra những bài học mà bản thân rút ra được sau khi đọc đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Bài thơ không nhất thiết phải phân tích theo từng câu thơ, nội dung của từng đoạn. Chúng ta có thể phân tích dựa vào âm hưởng hoặc so sánh với một tác phẩm nào đó để có thể thấy được sự đặc sắc trong tác phẩm mà chúng ta đang nói đến và sự thành công trong cách truyền đạt của nhà thơ.

II. Viết

Trả lời Câu hỏi Viết trang 135 SGK Văn 12 Cánh diều

Phân tích một tác phẩm tự chọn, chưa có trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 của tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mà em yêu thích.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học 

Lời giải chi tiết:

+ Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” 

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ vĩ đại và cũng là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh của chính mình - người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến, Bác đã mang đến cho bạn đọc góc nhìn, khía cạnh vô cùng lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh cuộc sống của Bác ở Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

“Sáng ra - tối vào” là những hành động lặp đi lặp lại, thường xuyên liên tục hằng ngày của Bác như một vòng tuần hoàn tự nhiên. Câu thơ cho ta thấy nơi ở gắn với hành động ra vào của Bác là chiếc hang. Điều kiện sống vô cùng vất vả, khó khăn, gian khổ, vì sự nghiệp cách mạng của nước nhà mà Người phải ở trong hang với nhiều mối đe dọa nguy hiểm. Vị lãnh tụ của chúng ta không ăn sơn hào hải vi, hàng ngày Bác gắn bó với cháo, măng. Đây là những món ăn giản dị, mộc mạc gắn liền với miền quê cách mạng. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng Người vẫn luôn lạc quan, vui vẻ đón nhận.

Cuộc sống tuy có khó khăn là thế nhưng không ảnh hưởng được đến sự chuyên tâm của Bác dành cho cách mạng:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Giữa núi rừng Pác Bó có một vị lãnh tụ ngồi nghiên cứu con đường cứu nước bên bàn đá chông chênh. Chúng ta thường biết đến các cuộc họp Đảng, bàn luận chiến thuật ở nơi mặt trận hoặc ở trung tâm hội nghị, nghiêm trang, lộng lẫy. Nhưng đối với Bác Hồ, việc nghiên cứu con đường cứu nước của người được thực hiện ở nơi rừng núi, vách đá cho thấy sự khác biệt đáng trân trọng của vị lãnh tụ này. Cả cuộc đời Bác gắn liền với cách mạng, với con đường cứu nước. Dù cho điều kiện ngoại cảnh, điều kiện kháng chiến có vất vả, gian khổ, khó khăn thế nào thì lí tưởng, suy nghĩ cao đẹp của Người cũng khiến cho cuộc đời Bác trở nên cao đẹp và “sang” hơn bất cứ khi nào hết. Bài thơ cho ta cách nhìn rõ nét hơn về cuộc đời, con người cũng như những khó khăn mà Bác phải trải qua để thêm yêu thương, ngưỡng mộ Bác và trân trọng nền độc lập, tự do mà ta đang được hưởng.

Cuộc sống của Bác hiện lên vô cùng giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng tươi đẹp, lạc quan. Trong những hoàn cảnh khó khăn, éo le nhất, Bác vẫn biết cách khiến cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu