Văn mẫu 10 Kết nối tri thức - Nghị luận xã hội, nghị luận văn học lớp 10 KNTT Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể - Văn mẫu 10 Kết nối t..

Vẻ đẹp hình tượng nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân


Nguyễn Tuân - nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước Cách mạng tháng Tám, nhân vật trong trang văn của ông đều là những người hiện thân của cái đẹp. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể quên một ông Huấn Cao tài hoa tài tình, thiên lương cao đẹp mà anh dũng, bất khuất trong “Chữ người tử tù”.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Nguyễn Tuân - nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước Cách mạng tháng Tám, nhân vật trong trang văn của ông đều là những người hiện thân của cái đẹp. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể quên một ông Huấn Cao tài hoa tài tình, thiên lương cao đẹp mà anh dũng, bất khuất trong “Chữ người tử tù”. Bên cạnh đó, viên quản ngục được tác giả khắc họa là một người trọng nghĩa khí, biết yêu và trân trọng cái đẹp càng làm nổi bật lên nhân cách cao đẹp của nhân vật.

Xét về địa vị xã hội, viên quản ngục là người đại diện cho quyền lực, pháp luật của triều đình và đại diện cho cái xấu, cái ác lúc bấy giờ. Tuy nhiên xét về phương diện nghệ thuật, ông lại là người đam mê, yêu thích cái đẹp và say đắm nét chữ của Huấn Cao.

Viên quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ, biết yêu mến và trân trọng cái đẹp. Điều đó được thể hiện trước tiên là ở sở thích chơi chữ. Xưa nay khi nhắc đến quan lại, người ta thường nghĩ ngay đến những tên “đầu trâu mặt ngựa” hống hách, thị uy, chứ nào ai biết vẫn có một viên quan có tâm hồn nghệ sĩ với thú vui chơi tao nhã như viên quản ngục. Ông say mê điều đó vô cùng, ông luôn khát khao có được chữ ông Huấn treo trong nhà riêng của mình bởi “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, ông coi đó là một vật báu trên đời. Sở nguyện đó còn được thể hiện ở tâm trạng hồ hởi vui mừng của ông khi biết tin trong số phạm nhân được áp giải về có Huấn Cao. Ông vừa băn khoăn không biết làm thế nào để xin được chữ ông Huấn, vừa tiếc nuối cho người tài như Huấn Cao mà lại phải chịu cảnh ngục tù đao phủ, cũng vừa day dứt khổ tâm khi sở nguyện chưa thành. Ông chỉ lo một mai ông Huấn bị hành hình mà chưa kịp xin chữ thì thật đáng tiếc và ân hận suốt đời. Nguyễn Tuân đã nhìn nhận nét đẹp nhân cách của nhân vật ở phương diện văn học nghệ thuật thật sâu sắc và đáng trân trọng.

Viên quản ngục là người có con mắt tinh tường biết nhìn nhận và đánh giá người tài năng, đồng thời cũng là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Trong phần đối thoại với thầy thơ lại, ông luôn thể hiện sự thành kính chân thành của mình đối với Huấn Cao. Hằng ngày biệt đãi ông Huấn và những người bạn tù bằng rượu thịt thơm ngon. Khi bị Huấn Cao khinh miệt, coi thường, ông không hề trách móc tức giận hay tìm cách trả thù mà vô cùng kính cẩn, lễ độ và thấu hiểu “Những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Quả là một viên quan có tấm lòng đáng kính. Ông còn là người có thiên lương trong sáng, biết cúi mình trước cái đẹp. Trong buổi tối đêm đầu tiên khi Huấn Cao ở trong ngục, ông băn khoăn, trăn trở suy nghĩ về cái nghề của mình với “bộ mặt suy tư lự” vì “chọn nhầm nghề mất rồi”. Nguyễn Tuân đã nhận xét viên quan coi ngục là “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Khi được huấn Cao đồng ý cho chữ, ông vô cùng hạnh phúc. Ông cúi mình trước cái đẹp, thể hiện trong tư thế và tâm thế khi nhận chữ. Viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên mặt phiến lụa óng”. Cái khúm núm ấy không phải là hèn hạ mà càng làm tôn lên sự thanh cao của một nhân cách đẹp đẽ. Với tài năng kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và tả thực, ngôn ngữ nghệ thuật sinh động, có sử dụng từ Hán Việt xen lẫn từ thuần Nôm, những câu văn chừng mực, nhẹ nhàng sâu lắng, đã khắc họa hình tượng nhân vật viên quản ngục trọng nghĩa trọng tài để sánh ngang với ông Huấn anh dũng tài hoa, làm nên những hình tượng nhân vật hiện thân cho cái đẹp của “một thời vang bóng” trong trang văn Nguyễn Tuân.

Qua nhân vật viên quản ngục, ta hiểu thêm bài học và có thêm được cách nhìn nhận khác về con người. Trong mỗi chúng ta luôn có một tâm hồn nghệ sĩ biết yêu cái đẹp và trân trọng người tài, bên cạnh những con người chưa tốt vẫn có những tấm lòng cao cả, thiên lương trong sáng. Điều đó cũng cho thấy quan niệm mới mẻ về nghệ thuật: cái đẹp có thể nảy sinh trong môi trường cái xấu cái ác, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại càng bừng sáng rực rỡ và mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.



Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí