Trắc nghiệm bài Tây Tiến - Tìm hiểu chung Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của bài thơ là ai?

  • A.

    Phạm Tiến Duật.

  • B.

    Quang Dũng.

  • C.

    Chính Hữu

  • D.

    Tố Hữu

Câu 2 :

Bài thơ Tây Tiến được trích trong tập thơ nào?

  • A.

    Rừng biển quê hương.

  • B.

    Bài thơ sông Hồng.

  • C.

    Mây đầu ô.

  • D.

    Làng đồi đánh giặc.

Câu 3 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nhà thơ Quang Dũng?

  • A.

    Là một nghệ sĩ đa tài.

  • B.

    Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

  • C.

    Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Nam trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

  • D.

    Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

Câu 4 :

Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1986

  • B.

    1987

  • C.

    1988

  • D.

    1989

Câu 5 :

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ là gì?

  • A.

    Khi ông được phân công đi công tác tại đơn vị Tây Tiến.

  • B.

    Khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.

  • C.

    Khi ông đi lên thăm một người bạn trong đơn vị Tây Tiến.

  • D.

    Khi ông đi thực tế vùng cao Tây Bắc và vô tình gặp đoàn quân Tây Tiến.

Câu 6 :

Nhan đề bài thơ trước khi được đổi thành Tây Tiến có tên là gì?

  • A.

    Mây đầu ô.

  • B.

    Nhớ Việt Bắc.

  • C.

    Nhớ đoàn quân.

  • D.

    Nhớ Tây Tiến.

Câu 7 :

Tại sao tác giả lại đổi tên bài thơ?

  • A.

    Gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.

  • B.

    Tạo cho người đọc cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến.

  • C.

    Giúp nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của bài thơ là ai?

  • A.

    Phạm Tiến Duật.

  • B.

    Quang Dũng.

  • C.

    Chính Hữu

  • D.

    Tố Hữu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tên tác giả của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Tác giả của bài thơ là Quang Dũng.

Câu 2 :

Bài thơ Tây Tiến được trích trong tập thơ nào?

  • A.

    Rừng biển quê hương.

  • B.

    Bài thơ sông Hồng.

  • C.

    Mây đầu ô.

  • D.

    Làng đồi đánh giặc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ trích trong tập Mây đầu ô.

Câu 3 :

Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về nhà thơ Quang Dũng?

  • A.

    Là một nghệ sĩ đa tài.

  • B.

    Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

  • C.

    Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Nam trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

  • D.

    Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại những thông tin về tác giả Quang Dũng.

Lời giải chi tiết :

Ý không đúng là ý C: Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

Câu 4 :

Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A.

    1986

  • B.

    1987

  • C.

    1988

  • D.

    1989

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin xuất xứ của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ in trong tập Mây đầu ô (1986).

Câu 5 :

Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ là gì?

  • A.

    Khi ông được phân công đi công tác tại đơn vị Tây Tiến.

  • B.

    Khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.

  • C.

    Khi ông đi lên thăm một người bạn trong đơn vị Tây Tiến.

  • D.

    Khi ông đi thực tế vùng cao Tây Bắc và vô tình gặp đoàn quân Tây Tiến.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ này khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình.

Câu 6 :

Nhan đề bài thơ trước khi được đổi thành Tây Tiến có tên là gì?

  • A.

    Mây đầu ô.

  • B.

    Nhớ Việt Bắc.

  • C.

    Nhớ đoàn quân.

  • D.

    Nhớ Tây Tiến.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về nhan đề bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Nhan đề: Ban đầu là Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến

Câu 7 :

Tại sao tác giả lại đổi tên bài thơ?

  • A.

    Gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.

  • B.

    Tạo cho người đọc cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến.

  • C.

    Giúp nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu.

  • D.

    Cả ba đáp án trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Nhớ lại kiến thức về nhan đề tác phẩm.

- Nêu tác dụng của việc đổi tên bài thơ.

Lời giải chi tiết :

Nhan đề: Ban đầu là Nhớ Tây Tiến sau đổi thành Tây Tiến 

→ Tạo một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho người đọc có cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến. Mặt khác hai chữ Tây Tiến còn gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.