Trắc nghiệm Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate Hóa 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của muối sulfate

  • A.
    Sản xuất phân đạm (ammonium sulfate)
  • B.
    Sản xuất khoáng chất bổ sung cho phân bón, thức ăn gia súc (magnesium sulfate).
  • C.
    Sản xuất thuốc nổ.
  • D.
    Sản xuất thạch cao (calcium sulfate).
Câu 2 :

Các khí sinh ra khi cho saccharose vào dung dịch H2SO4 đặc, dư là

  • A.
    H2S và CO2
  • B.
    H2S và SO2.
  • C.
    SO3và CO2.
  • D.
    SO2và CO2.
Câu 3 :

Phản ứng nào sau đây là sai?

  • A.
    2FeO + 4H2SO4đặc→ Fe2(SO4)3+ SO2 + 4H2O
  • B.
    Fe2O3+ 4H2SO4đặc→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
  • C.
    FeO + H2SO4loãng→ FeSO4+ H2O.
  • D.
    Fe2O3+ 3H2SO4loãng→ Fe2(SO4)3 + 3H2O.
Câu 4 :

Sulfuric acid đặc có thể làm khô khí nào sau đây là tốt nhất:

  • A.
    H2S.
  • B.
    SO3.
  • C.
    CO2.
  • D.
    CO.
Câu 5 :

Cho các nhận định dưới đây

  1. Một hợp chất quan trọng của S là sulfuric acid H2SO4 trong đó sulfur có số oxi hóa +6.
  2. Sulfuric acid H2SO4 là một trong những hóa chất cơ bản, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón hóa học, chất tẩy rửa, sơn, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, hóa dầu...
  3. H2SO­4 đặc có tính hút ẩm mạnh, có thể làm khô được nhiều chất khí ẩm như CO2, NH3, H2S,….
  4. Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid, người rót từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy đều
  5. Giữa các phân tử sulfuric acid hình thành nhiều liên kết hydrogen.
Số nhận định đúng là:

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    5.
Câu 6 :

 Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là:

  • A.
     4800 gam
  • B.
     4700 gam
  • C.
     4600 gam
  • D.
     4500 gam
Câu 7 :

 Cho sơ đồ phản ứng:Fe   +  H2SO4(đặc, nóng) ---->  Fe2(SO4)3  +  SO2  +   H2O. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong PTHH của phản ứng trên là:

  • A.
     6 và 3
  • B.
     3 và 6
  • C.
     6 và 6
  • D.
     3 và 3
Câu 8 :

 Dùng 300 tấn quặng pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất sulfuric acid H2SO4  có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng sulfuric acid H2SO4 98% thu được là

  • A.
     320 tấn
  • B.
     335 tấn
  • C.
     360 tấn
  • D.
     392 tấn
Câu 9 :

 Cho lần lượt các chất sau: FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 , FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá  -  khử là

  • A.
     5
  • B.
     4 
  • C.
     7
  • D.
     6
Câu 10 :

 Hòa tan 0,4 gam SO3 vào a gam dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch H2SO4 12,25%. Giá trị của a là

  • A.
     20,6 gam 
  • B.
     16,9 gam 
  • C.
     26,0 gam
  • D.
     19,6 gam
Câu 11 :

Từ 800 tấn quặng pirit sắt (FeS2) chứa 25% tạp chất không cháy, có thể sản xuất được bao nhiêu m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/ml)? Giả thiết tỉ lệ hao hụt là 5%.

  • A.
    547m3.
  • B.
    574m3.
  • C.
    647m3.
  • D.
    674m3 
Câu 12 :

Để nhận biết sự có măt của ion sulfate trong dung dịch, người ta thường dùng

  • A.
    Dung dịch chứa ion Ba2+.
  • B.
    Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2.
  • C.
    Quỳ tím.
  • D.
    Dung dịch muối Mg2+.
Câu 13 :

Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là?

  • A.
    Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
  • B.
    Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.
  • C.
    Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều.
  • D.
    Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.
Câu 14 :

Chọn đáp án không đúng?

  • A.
    Một hợp chất quan trọng của S là sulfuric acid H2SO4 trong đó sulfur có số oxi hóa +6.
  • B.
    Sulfuric acid H2SO4 là một trong những hóa chất cơ bản, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón hóa học, chất tẩy rửa, sơn, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, hóa dầu...
  • C.
    H2SO­4 đặc có tính hút ẩm mạnh, có thể làm khô được nhiều chất khí ẩm.
  • D.
    Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid, người rót từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy đều.
Câu 15 :

Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đăc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là:

  • A.
    Fe, Fe2O3.
  • B.
    Fe, FeO.
  • C.
    Fe3O4, Fe2O3.
  • D.
    FeO, Fe3O4.
Câu 16 :

Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau?

  1. H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
  2. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
  3. 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
  4. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?

  • A.
    (1).
  • B.
    (2).
  • C.
    (3).
  • D.
    (4).
Câu 17 :

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A.
    Al.
  • B.
    Mg.
  • C.
    Cu.
  • D.
    Na.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của muối sulfate

  • A.
    Sản xuất phân đạm (ammonium sulfate)
  • B.
    Sản xuất khoáng chất bổ sung cho phân bón, thức ăn gia súc (magnesium sulfate).
  • C.
    Sản xuất thuốc nổ.
  • D.
    Sản xuất thạch cao (calcium sulfate).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về muối sulfate.

Câu 2 :

Các khí sinh ra khi cho saccharose vào dung dịch H2SO4 đặc, dư là

  • A.
    H2S và CO2
  • B.
    H2S và SO2.
  • C.
    SO3và CO2.
  • D.
    SO2và CO2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

24H2SO4 + C12H22O11 → 35H2O + 24SO2 + 12CO2

Câu 3 :

Phản ứng nào sau đây là sai?

  • A.
    2FeO + 4H2SO4đặc→ Fe2(SO4)3+ SO2 + 4H2O
  • B.
    Fe2O3+ 4H2SO4đặc→ Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
  • C.
    FeO + H2SO4loãng→ FeSO4+ H2O.
  • D.
    Fe2O3+ 3H2SO4loãng→ Fe2(SO4)3 + 3H2O.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

Fe2O3 + 3H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 4 :

Sulfuric acid đặc có thể làm khô khí nào sau đây là tốt nhất:

  • A.
    H2S.
  • B.
    SO3.
  • C.
    CO2.
  • D.
    CO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

Sulfuric acid đặc có thể làm khô khí CO2 là tốt nhất.

Câu 5 :

Cho các nhận định dưới đây

  1. Một hợp chất quan trọng của S là sulfuric acid H2SO4 trong đó sulfur có số oxi hóa +6.
  2. Sulfuric acid H2SO4 là một trong những hóa chất cơ bản, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón hóa học, chất tẩy rửa, sơn, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, hóa dầu...
  3. H2SO­4 đặc có tính hút ẩm mạnh, có thể làm khô được nhiều chất khí ẩm như CO2, NH3, H2S,….
  4. Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid, người rót từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy đều
  5. Giữa các phân tử sulfuric acid hình thành nhiều liên kết hydrogen.
Số nhận định đúng là:

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid, người rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy đều (tuyệt đối không làm ngược lại).

H2SO4 tác dụng được với khí NH3 nên không dùng để làm khô khí NH3.

Câu 6 :

 Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là:

  • A.
     4800 gam
  • B.
     4700 gam
  • C.
     4600 gam
  • D.
     4500 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về muối Sulfate.

Lời giải chi tiết :

nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 60/250 = 0,24 mol

mddCuSO4 = \(\frac{{0,24.160.100}}{{0,8}}\) = 4800 g

Câu 7 :

 Cho sơ đồ phản ứng:Fe   +  H2SO4(đặc, nóng) ---->  Fe2(SO4)3  +  SO2  +   H2O. Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong PTHH của phản ứng trên là:

  • A.
     6 và 3
  • B.
     3 và 6
  • C.
     6 và 6
  • D.
     3 và 3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 là 3 và 6.

Câu 8 :

 Dùng 300 tấn quặng pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất sulfuric acid H2SO4  có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng sulfuric acid H2SO4 98% thu được là

  • A.
     320 tấn
  • B.
     335 tấn
  • C.
     360 tấn
  • D.
     392 tấn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

120                       →                2.98            gam

300.0,8                 →                x                 tấn

→ Theo lý thuyết thì:  mH2SO4 = \[\frac{{0,8.300.2.98}}{{120}}\]= 392 tấn

Thực tế thì: mdd H2SO4 98%= \[\frac{{392.0,9.100}}{{98}}\]= 360 tấn

Câu 9 :

 Cho lần lượt các chất sau: FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 , FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá  -  khử là

  • A.
     5
  • B.
     4 
  • C.
     7
  • D.
     6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 9SO2 + 10H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 6H2O + SO2 ↓

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

Câu 10 :

 Hòa tan 0,4 gam SO3 vào a gam dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch H2SO4 12,25%. Giá trị của a là

  • A.
     20,6 gam 
  • B.
     16,9 gam 
  • C.
     26,0 gam
  • D.
     19,6 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

Khi hòa tan SO3 vào dung dịch H2SO4:

SO3 + H2O -> H2SO4

Khối lượng của H2SO4: mH2SO4 = \(\frac{{0,4.98}}{{80}}\)+ \(\frac{{a.10}}{{100}}\)= 0,49 + 0,1a

Khối lượng dung dịch: mdd = 0,4 + a

C% = \(\frac{{0,49 + 0,1a}}{{0,4 + a}}\).100% = 12,25%  => a = 19,6 gam

Câu 11 :

Từ 800 tấn quặng pirit sắt (FeS2) chứa 25% tạp chất không cháy, có thể sản xuất được bao nhiêu m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/ml)? Giả thiết tỉ lệ hao hụt là 5%.

  • A.
    547m3.
  • B.
    574m3.
  • C.
    647m3.
  • D.
    674m3 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Muối sulfate.

Lời giải chi tiết :

mFeS2  = 800.75% = 600 tấn

Sơ đồ sản xuất H2SO4 từ FeS2:

FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

120 tấn                              2.98 = 196 tấn

600                    →            980 tấn

Do hao hụt 5% (hiệu suất 95%) nên lượng H2SOthu được là:

mH2SO4 = 980.95% = 931 tấn

Vdd=mdd.D = mct.100C.D = 931.100. 93.1,83 = 547m3

Câu 12 :

Để nhận biết sự có măt của ion sulfate trong dung dịch, người ta thường dùng

  • A.
    Dung dịch chứa ion Ba2+.
  • B.
    Thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2.
  • C.
    Quỳ tím.
  • D.
    Dung dịch muối Mg2+.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Muối sulfate.

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết sự có măt của ion sulfate trong dung dịch, người ta thường dùng Ba2+.

Câu 13 :

Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là?

  • A.
    Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
  • B.
    Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.
  • C.
    Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều.
  • D.
    Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid, người rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy đều (tuyệt đối không làm ngược lại).

Câu 14 :

Chọn đáp án không đúng?

  • A.
    Một hợp chất quan trọng của S là sulfuric acid H2SO4 trong đó sulfur có số oxi hóa +6.
  • B.
    Sulfuric acid H2SO4 là một trong những hóa chất cơ bản, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón hóa học, chất tẩy rửa, sơn, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm, hóa dầu...
  • C.
    H2SO­4 đặc có tính hút ẩm mạnh, có thể làm khô được nhiều chất khí ẩm.
  • D.
    Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid, người rót từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy đều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Sulfuric acid.

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch sulfuric acid, người rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy đều (tuyệt đối không làm ngược lại).

Câu 15 :

Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đăc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là:

  • A.
    Fe, Fe2O3.
  • B.
    Fe, FeO.
  • C.
    Fe3O4, Fe2O3.
  • D.
    FeO, Fe3O4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Sulfuric acid đặc.

Lời giải chi tiết :

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

  1 mol                   ->                  0,5 mol

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O

  1 mol                  ->                    0,5 mol

nSO2 = 0,5 + 0,5 = 1 mol => Chọn D

Câu 16 :

Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau?

  1. H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
  2. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
  3. 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
  4. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?

  • A.
    (1).
  • B.
    (2).
  • C.
    (3).
  • D.
    (4).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Sulfuric acid loãng.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch sulfuric loãng có tính acid, không có tính oxi hóa => Xảy ra phản ứng (2)

Câu 17 :

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A.
    Al.
  • B.
    Mg.
  • C.
    Cu.
  • D.
    Na.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về Tính chất hóa học của Sulfuric acid loãng.

Lời giải chi tiết :

Sulfuric acid loãng không tác dụng được với Cu.