Câu hỏi Luyện tập trang 39 SGK Đạo đức lớp 2 - Cánh Diều>
Em có nhận xét gì về cách xử lí của bạn trong tình huống dưới đây?
Bài 1
Nhận xét hành vi
Em có nhận xét gì về cách xử lí của bạn trong tình huống dưới đây?
Hình ảnh: Trang 39 SGK
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Hình 1:
Bạn nhỏ đang bị một người là mặt bắt cóc, khống chế (“Cấm kêu”) và bạn nhỏ đang tìm cách để có thể thoát khỏi tên xấu này.
Hình 2:
Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi đi ngang qua một đôi nam nữ, bạn nhỏ đã giật mạnh tóc của người nam thanh niên, khiến người đó kêu “Oái”.
Hình 3:
Người nam thanh niên này cho rằng người lạ mặt kia đã giật tóc mình, quay lại hỏi bằng một giọng tức giận: “Tại sao anh giật tóc tôi” và cả hai người đã xảy ra cuộc tranh cãi.
Hình 4:
Nhân cơ hội hai người đàn ông kia đang cãi nhau, cậu bé đã nhanh chân chạy thoát khỏi tên bắt cóc. Anh thanh niên cũng biết rõ là cậu bé đã giật tóc mình và biết được sự nguy hiểm của cậu bé lúc này. Vì vậy, anh đã cố tình gây sự vói người lạ mặt kia để bạn nhỏ có cơ hội chạy thoát.
Hình 5:
Bạn nhỏ đã chạy thoát khỏi tên bắt cóc và gặp lại mẹ của mình. Sau đó, bạn nhỏ và mẹ đã gửi lời cảm ơn chân thành đến anh thanh niên.
Nhận xét: Qua câu chuyện trên, em đã thấy rõ được cách xử lí của bạn nhỏ khi bị một người lạ mặt bắt và khống chế. Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh quan sát để tìm kiếm sự giúp đỡ, tạo rắc rối cho chính kẻ lạ mặt để tìm cơ hội chạy thoát, đây là một cách xử lí thông minh, nhanh trí. Bên cạnh đó, còn thấy được bạn nhỏ là một người lễ phép, ngoan ngoãn khi đã biết gửi lời cảm ơn đến anh thanh niên đã giúp đỡ mình.
Chú ý:
- Trong một số tình huống bị khống chế, không thể nói hay kêu cứu thì việc ra dấu hiệu cho người khác biết có thể giúp em tìm kiếm được sự hỗ trợ phù hợp.
- Việc tạo rắc rối cho kẻ định bắt cóc mình bằng hành động nào đó cũng là một cách vì khi họ cãi nhau với kẻ bắt cóc thì mình cần nhanh chóng chạy thoát, nhập vào đám đông hoặc chạy đến nhà bảo vệ, ... để kẻ bắt cóc khó tìm thấy mình.
- Sau khi đã được cứu giúp, em nên cùng người thân tìm cách liên hệ với người đã hỗ trợ mình để nói lời cảm ơn và xin lỗi vì em đã làm ảnh hưởng đến họ nhưng cũng nhờ đó mà em được giải thoát khỏi tên bắt cóc.
Bài 2
Xử lí tình huống
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Hình ảnh: Trang 40 SGK.
Tình huống 1
Tình huống 2
Tình huống 3
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Phân tích tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1: Người lạ gặp ở công viên nhờ em đi tìm giúp chú chó bị lạc.
- Trong tình huống này, em đang ở một mình. Việc nghe lời, đi theo người lạ tiềm ẩn rủi ro nếu người lạ đó là người xấu, người ấy có thể làm hại em mà không ai biết.
- Để an toàn, tốt nhất là em nên từ chối và đi về phía chú bảo vệ đang đứng gần đó, nói rõ mọi chuyện đang xảy ra cho chú biết.
- Trong trường hợp em muốn giúp đỡ người lạ thì cần phải có người thân đi cùng.
Tình huống 2: Người lạ lấy cớ là người thân của em (bố / mẹ) nhằm tránh sự nghi ngờ của mọi người xung quanh để có ý định bắt cóc em.
- Trong tình huống này, em hãy cố hét thật to rằng: “Ông không phải bố tôi. Tôi không biết ông là ai”, rồi hỏi người lạ đó: “Mẹ tôi tên gì? Tôi học trường nào?”.
- Nhân lúc người lạ đang lúng túng với những câu hỏi đó, em hãy cố gắng nhờ sự giúp đỡ của những người gần đó, chạy đến chỗ quán nước. Nếu nhớ được số điện thoại của người nhà, hãy nhờ họ gọi để xác nhận và giúp em thoát khỏi người lạ đang giả danh là bố mình.
Tình huống 3: Người lạ giả làm người quen của mẹ đến đón em sau giờ tan trường.
- Trong tình huống này, em có thể nhờ bác bảo vệ trường gọi điện cho mẹ để xác minh xem đúng người lạ đó là bạn của mẹ hay không, nhằm tránh tình huống xấu xảy ra.
Bài 3
Liên hệ
Chia sẻ một lần em gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ (nếu có) và cho biết em sẽ làm gì nếu gặp lại tình huống như thế?
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Thuyết trình trước lớp.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Xin chào thầy / cô và các bạn. Em tên A. Sau đây em xin phép được kể câu chuyện của mình trong một lần nguy hiểm tiếp xúc với người lạ.
Buổi chiều hôm đấy, do có việc bận nên mẹ đã đón em khá muộn. Trong khi em đang đứng đợi mẹ trước cổng trường thì có một cô đi qua, nhận là bạn thân của mẹ em và nói mẹ nhờ cô ấy đón. Em thấy cô ấy rất lạ, không phải một trong những người bạn thân của mẹ mà em từng biết. Em đã từ chối không đi theo nhưng cô cương quyết cầm tay em để kéo lên xe. Thật may lúc này mẹ em đã đến kịp để giúp em thoát khỏi người lạ mặt đó. Sau này, nếu như em gặp lại tình huống như vậy mà mẹ chưa đến kịp, em sẽ nhờ bác bảo vệ trường gọi điện thoại cho mẹ để xác nhận xem đúng đó có phải là bạn thân mà mẹ nhờ đến đón mình hay không.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục