Tổng hợp bài tập Chủ đề 7. Ôn tập về từ>
Tải vềLý thuyết, bài tập về từ
Lý thuyết
Từ |
Khái niệm |
Phân loại |
Từ đơn |
Là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên |
|
Từ phức |
Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa. |
Có 2 loại: + Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa + Từ láy: là những từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy |
Từ láy |
Là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả đề không có nghĩa nhưng ghi chép lại thành một từ có nghĩa |
Có 2 loại: + Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn + Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần |
Từ ghép |
Là từ gồm 2 tiêng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa |
Có hai loại: + Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa tiếng chính + Từ ghép đẳng lập: các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp |
Từ đồng âm |
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau |
|
Từ đa nghĩa |
Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau |
+ Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác + Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc |
Từ mượn |
Là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ Tiếng Việt |
Có 3 loại: + Từ mượn tiếng Hán + Từ mượn của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga… + Từ mượn Việt hóa |
Cụm danh từ |
Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành |
|
Cụm động từ |
Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành |
|
Cụm tính từ |
Là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành |
|
Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
A. Từ đơn và từ ghép
B. Từ đơn và từ láy
C. Từ đơn
D. Từ ghép và từ láy
Câu 2: Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ là?
A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu
D. Từ được tạo thành từ một tiếng
Câu 3: Từ ghép là những từ như thế nào?
A. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ
B. Hai từ ghép lại với nhau có quan hệ và âm thanh
C. Hai tiếng trở nên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Lấp lánh
B. Mênh mộng
C. Thuồng luồng
D. Đỏ au
Câu 5: Từ láy là gì?
A. Là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần
B. Là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
C. Là những từ có sự đối xứng âm với nhau
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Cụm danh từ là gì?
A. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
B. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
C. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạp phức tạp hơn
D. Cả ba đáp án trên
Câu 7: Tìm cụm danh từ đủ cấu trúc ba phần trong các câu sau:
A. Tất cả lớp
B. Một em học sinh lớp 6
C. Con trâu
D. Cô gái mắt biếc
Câu 8: Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần phụ trước không có tác dụng bổ sung cho động từ các ý nghĩa nào?
A. Quan hệ thời gain
B. Chỉ cách thức hành động
C. Sự tiếp diễn tương tự
D. Sự khẳng định hoặc phủ định hành động
Câu 9: Cụm danh từ gồm mấy thành phần?
A. Một tập hợp từ gồm tính từ chính, từ ngữ phụ thuộc đúng trước và đứng sau
B. Gồm 3 phần, phụ ngữ trước, tính từ chính, phụ ngữ sau
C. Tập hợp một số từ, có các từ chỉ mức độ (rất, hơi,…), chỉ sự phủ định (không, chưa, chẳng…)
D. Tất cả đáp án trên
Câu 10: Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?
A. Vị ngữ trong câu
B. Trạng ngữ trong câu
C. Chủ ngữ trong câu
D. Bổ ngữ trong câu
Câu 11: Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì?
A. Tìm gặp người nói hoặc người viết
B. Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
C. Các đáp án trên đều đúng
D. Các đáp án trên đều sai
Câu 12: Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm
A. Đồng sức đồng lòng
B. Bằng mặt nhưng không bằng lòng
C. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
D. Chung lưng đấu cật
Câu 13: Từ đa nghĩa là gì?
A. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng
B. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên
C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên
D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu
Câu 14: Lý do của việc mượn từ là gì?
A. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
B. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
C. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
II. Tự luận
Câu 1: Hãy sắp xếp các từ phức sau thành hai loại: từ ghép và từ láy
sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí
Từ ghép |
|
Từ láy |
|
Câu 2: Xếp các từ sau vào cột tương ứng: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, quần áo
Từ ghép |
|
Từ láy |
|
Câu 3: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa trong các dòng thơ sau:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến)
b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm (Tố Hữu)
c. Một vùng cỏ mọc xanh rì (Nguyễn Du)
d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc (Chế Lan Viên)
e. Suối dài xanh mướt nương ngô (Tố Hữu)
Câu 4: Đặt 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau:
a) Nơi để ở
………………………………………………………………………..
b) Gia đình
………………………………………………………………………..
c) Người làm nghề
………………………………………………………………………..
d) Chỉ vợ (hoặc chồng) của người nói
………………………………………………………………………..
Câu 5: Tìm những từ Hán Việt tương ứng với các từ thuần Việt sau:
Từ thuần Việt |
Từ Hán Việt |
Cha mẹ |
|
Anh em |
|
Thiên |
|
Địa |
|
Trời |
|
Đất |
|
Sông núi |
|
Nhà thơ |
|
Lửa |
|
Gió |
|
Câu 6: Tìm các danh từ chỉ đơn vị trong các câu sau:
a. Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. (Sọ Dừa)
b. Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn. (Cây bút thần)
c. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện ngẫu với nhau. (Thầy bói xem voi)
Câu 7: Xác định cụm tính từ được sử dụng trong các câu sau:
a. “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”
b. Hôm nay các nhân viên làm việc rất chuyên cần
c. Nó chần chẫn như cái đòn càn
d. Nó sừng sững như cái cột đình
Câu 8: Hãy tìm động từ trong đoạn văn sau:
a. “Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phấy cái đuôi, rồi hai con mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve co mèo”.
(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)
b. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc.
Hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm
1 - D |
2 - C |
3 - C |
4 - D |
5 - A |
6 - D |
7 - B |
8 - B |
9 - B |
10 - A |
11 - B |
12 - D |
13 - C |
14 - C |
|
II. Tự luận
Câu 1:
Hãy sắp xếp các từ phức sau thành hai loại: từ ghép và từ láy sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức về từ ghép và từ láy
Lời giải chi tiết:
Từ ghép |
chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí |
Từ láy |
sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai |
Câu 2:
Xếp các từ sau vào cột tương ứng: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, quần áo |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức về từ láy và từ ghép
Lời giải chi tiết:
Từ ghép |
chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn |
Từ láy |
châm chọc, mong ngóng, phương hướng, quần áo |
Câu 3:
Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa trong các dòng thơ sau: a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyễn Khuyến) b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm (Tố Hữu) c. Một vùng cỏ mọc xanh rì (Nguyễn Du) d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc (Chế Lan Viên) e. Suối dài xanh mướt nương ngô (Tố Hữu) |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức về từ đồng âm
Lời giải chi tiết:
a. Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.
b. Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.
c. Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
d. Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.
e. Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng
Câu 4:
Đặt 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau: a) Nơi để ở b) Gia đình c) Người làm nghề d) Chỉ vợ (hoặc chồng) của người nói |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức về từ nhiều nghĩa
Lời giải chi tiết:
a. Ngôi nhà này có 4 tầng.
b. Nhà tôi có hai người làm bác sĩ
c. Nhà bác học Anh-xtanh đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn
d. Ông nhà tôi năm nay đã 60 tuổi
Câu 5:
Tìm những từ Hán Việt tương ứng với các từ thuần Việt sau:
|
Phương pháp:
Ôn tập về từ mượn
Lời giải chi tiết:
Từ thuần Việt |
Từ Hán Việt |
Cha mẹ |
|
Anh em |
|
Thiên |
|
Địa |
|
Trời |
|
Đất |
|
Sông núi |
|
Nhà thơ |
|
Lửa |
|
Gió |
|
Câu 6:
Tìm các danh từ chỉ đơn vị trong các câu sau: a. Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. (Sọ Dừa) b. Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ một thỏi thứ hai lớn hơn. (Cây bút thần) c. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện ngẫu với nhau. (Thầy bói xem voi) |
Phương pháp:
Ôn tập về danh từ
Lời giải chi tiết:
a. chĩnh, tấm, con, vò
b. thỏi
c. ông
Câu 7:
Xác định cụm tính từ được sử dụng trong các câu sau: a. “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.” b. Hôm nay các nhân viên làm việc rất chuyên cần c. Nó chần chẫn như cái đòn càn d. Nó sừng sững như cái cột đình |
Phương pháp:
Ôn tập kiến thức về cụm từ tính từ
Lời giải chi tiết:
a. vui lắm
b. rất chuyên cần
c. chần chẫn như cái đòn càn
d. sừng sững như cái cột đình
Câu 8:
Hãy tìm động từ trong đoạn văn sau: a. “Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phấy cái đuôi, rồi hai con mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve co mèo”. (Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan) b. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc. |
Phương pháp:
Ôn lại kiến thức về cụm động từ
Lời giải chi tiết:
a. Các động từ trong đoạn văn là: vụt, rơi, nhìn, chơi đùa, nép, phe phẩy, giương, nhìn, mỉm cười, lại, vuốt ve.
b. Các cụm động từ: mừng rỡ đùa giỡn với con, nằm phục xuống, mệt mỏi lắm, quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 6. Ôn tập về văn bản nghị luận, văn bản thông tin
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 8. Ôn tập các biện pháp tu từ
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 9. Ôn tập về dấu câu
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 5. Ôn tập về kí
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 4. Ôn tập về truyện
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục