Tổng hợp bài tập Chủ đề 4. Ôn tập truyền thuyết>
Tải vềLý thuyết, bài tập truyện truyền thuyết
Lý thuyết
1. Lý thuyết truyện truyền thuyết
Yếu tố |
Truyền thuyết |
Khái niệm |
Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu |
Cốt truyện |
Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian |
Mạch truyện |
Thường kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính; hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục |
Nhân vật |
Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng |
Lời kể |
Cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện |
Yếu tố kì ảo |
Lạ và không có thật, xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ |
2. Khái quát nội dung chính của các văn bản
Văn bản |
Tóm tắt |
Nội dung chính |
Giá trị nghệ thuật |
Thánh Gióng |
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ. |
Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. |
- Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết. - Nghệ thuật nói quá, so sánh. |
Sơn Tinh, Thủy Tinh |
Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh. |
Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. |
- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo. - Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. |
Đề bài
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.”
a. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?
b. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy
c. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
d. Trong câu: “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” có những cụm động từ nào?
e. Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.
Câu 2: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa gì?
Câu 3: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
“Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm giông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.”
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
a. Đoạn trích trên kể về sự việc gì?
b. Mỗi nhân vật đại diện cho lực lượng nào?
Câu 4: Viết một đoạn văn (khoàng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nhân vật chính là ai?
c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”?
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Giặc đã dến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đóng đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa đều bay thẳng lên trời.”
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì?
b. Xác định ngôi kể và thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa gì?
d. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 7: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng
Câu 8: Qua truyện Thánh Gióng đã học, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta khi đất nước có ngoại xâm.
Hướng dẫn giải
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.”a. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?b. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấyc. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?d. Trong câu: “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” có những cụm động từ nào?e. Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên. |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn trích được trích từ tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh
b. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba
c. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
d. Có 4 cụm động từ:
- Bốc từng quả đồi
- Dời từng dãy núi
- Dựng thành lũy đất
- Ngăn chặn dòng nước lũ
e. Nội dung: Thể hiện sức mạnh vượt bậc của Sơn Tinh trong trận đánh với Thủy Tinh
Câu 2:
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa gì? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
Lời giải chi tiết:
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm: Việc Thủy Tinh cho nước đang lên làm ngập nhà cửa, đồng ruộng, làng mạc, gây biết bao hậu quả cho đời sống nhân dân, dịch bệnh hoành hành, mất mùa,… chính là hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở nước ta, đặc biệt ở vùng đồng bằng và duyên hải. Để phòng chống, đối phó với thiên tai này, nhân dân phải đắp đê xây đập, xây dựng nhà cửa kiên cố, thu hoạch mùa màng trước khi luc đến.
- Thể hiện ước mơ chế ngự thiên nhiên của người Việt: Bởi bão lũ, thiên tai khi đến mang theo bao hậu quả nghiệm trọng, ảnh hưởng lớn không chỉ cho nhân dân mà còn kinh tế nhà nước nên việc dự báo trước thời tiết để đưa ra biện pháp phòng chống hiệu quả, làm giảm những thiệt hại gây, đồng thời kết hợp với việc bảo vệ môi trường để tránh những biến đổi khí hậu là cần thiết.
Câu 3:
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:“Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm giông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.”(Sơn Tinh, Thủy Tinh)a. Đoạn trích trên kể về sự việc gì?b. Mỗi nhân vật đại diện cho lực lượng nào? |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn trích kể về sự việc Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh
b.
- Sơn Tinh đại diện cho nhân dân chống thiên tai (Phúc thần)
- Thủy Tinh đại diện cho hiện tượng thiên tai tàn khốc (Hung thần)
Câu 4:
Viết một đoạn văn (khoàng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn Tinh |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn trích kể về sự việc Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh
b.
- Sơn Tinh đại diện cho nhân dân chống thiên tai (Phúc thần)
- Thủy Tinh đại diện cho hiện tượng thiên tai tàn khốc (Hung thần)
Câu 5:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.b. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Nhân vật chính là ai?c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”? |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý sự kiện được nhắc đến
Lời giải chi tiết:
a. Phương thức biểu đạt chính: tự sự
b. Đoạn văn trích từ tác phẩm Thánh Gióng
Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng
c. Ý nghĩa chi tiết: “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc”
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng
- Ý thức đánh giặc cứu tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường, thần kì
- Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ vùng lên cứu nước
Câu 6:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Giặc đã dến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc đóng đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa đều bay thẳng lên trời.”a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại gì?b. Xác định ngôi kể và thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa gì?d. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
a.
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Thánh Gióng.
- Văn bản ấy thuộc thể loại: truyền thuyết
b.
- Ngôi kể thứ ba
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
c. Chi tiết: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt” có ý nghĩa: thể hiện quan niệm của người xưa, người anh hùng phải có sức mạnh về thể xác để có đủ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
d. Nội dung chính: Tráng sĩ (Thánh Gióng) ra trận đánh giặc, thắng giặc và bay lên trời.
Câu 7:
Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các chi tiết miêu tả Thánh Gióng
Lời giải chi tiết:
Thánh Gióng là vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong việc gìn giữ Tổ quốc, bảo vệ non sông. Gióng khi sinh ra tới ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết đi, nhưng khi nghe tin có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước từ sâu trong Gióng trỗi dậy, Gióng lớn mạnh phi thường và xin được đi đánh giặc cứu nước. Gióng có được sức mạnh như vậy cũng là nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, mong muốn đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước. Gióng còn là người anh hùng rất thông minh khi roi sắt gãy, Gióng đã nhổ tre bên đường để đánh giặc cho thấy sức mạnh kết hợp giữa con người với thiên nhiên. Gióng đánh giặc với mong muốn là đất nước được bình yên chứ không cần bất kì thứ gì cả, điều đó cho thấy Gióng là vị anh hùng thực sự, vì nước vì dân, sẵn sàng đứng lên chiến đấu mà không màng nguy hiểm. Gióng chính là hình tượng tiêu biểu của anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Câu 8:
Qua truyện Thánh Gióng đã học, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta khi đất nước có ngoại xâm. |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích, cảm nhận về tinh thần yêu nước của các nhân vật trong truyện và liên hệ với thực tiễn.
Lời giải chi tiết:
Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nan thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói xin đánh giặc. Một điều nữa, em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện. Em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng về tình thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta khi có giặc ngoại xâm.
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 5. Ôn tập truyện cổ tích
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 6. Ôn tập về kí
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 7. Ôn tập văn bản nghị luận, văn bản thông tin
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 8. Ôn tập về từ
- Tổng hợp bài tập Chủ đề 9. Ôn tập về các biện pháp tu từ
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục