Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia)>
Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9
Tác giả
1. Tiểu sử
- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại Stratford-upon-Avon nước Anh.
- Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.
- Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.
- Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại
- Hài kịch: “Giông tố”, “As you like it”, “Cardenio”, ...
- Bi kịch: “Hamlet”, “Othello”, “King Lear”, “Romeo and Juliet”,...
- Kịch lịch sử: “King John”, “Henry V”, “Richard II”, ....
b. Phong cách nghệ thuật
Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Cống hiến của U. Sếch-xpia in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau
+ Ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và thể loại.
+ Cho tới trước vở “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch.
+ Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vật và sự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật.
- Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière.
- Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Sếch-xpia.
Sơ đồ tư duy về tác giả uy-li-am Sếch-xpia:
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Là vở kịch nổi tiếng được viết vào khoảng những năm 1594-1595 bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn- ta- ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ
b. Tóm tắt
Tại thành Vê-rô-na nước Ý, hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét có mối hận thù lâu đời. Rô-mê-ô là con trai họ Môn-ta-ghiu yêu Giu-li-ét - con gái họ Ca-piu-lét. Đôi trai tài gái sắc này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Lô-rân bí mật làm lễ cưới. Tuy nhiên anh họ của Giu-li-ét là Ti-bân đã giết chết người bạn rất thân của Rô-mê-ô. Để trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Ti-bân nên bị trục xuất khỏi và đày biệt xứ. Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Pa-rít. Nàng cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Lô-rân. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thoát. Nhưng Tu sĩ chưa kịp báo thì từ chỗ bị lưu đày chàng đã nghe được tin và đau đớn trốn về Vê-rô-na. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Pa-rít đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Pa-rít rồi uống thuốc độc tự tử. Rô-mê-ô vừa gục xuống thì thuốc của Giu-li-ét hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Rô-mê-ô bên cạnh liền rút dao tự vẫn theo. Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ, họ quên đi mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ.
c. Bố cục
- Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- Phần 2 (còn lại): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
d. Thể loại: kịch
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn.
b. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.
- Cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.
Sơ đồ tư duy về tác phẩm Tình yêu và thù hận:
- Cái roi tre (Nguyễn Vĩnh Tiến)
- Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi)
- Nhớ rừng (Thế Lữ) 9
- Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
- Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiếu)
>> Xem thêm