Soạn bài Ôn tập bài 7 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học bằng cách điền vào bảng sau:


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (Trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học bằng cách điền vào bảng sau:

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

 

 

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

 

 

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

 

 

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung, thể loại của hai văn bản và điền vào bảng.

Lời giải chi tiết:

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, thời tiết.

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất, con người và xã hội.

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về con người, xã hội

Tục ngữ

Câu 2

Câu 2 (Trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

b. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao

    Én bay cao, mưa rào lại tạnh.

Phương pháp giải:

Đọc các câu tục ngữ và xác định theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Câu

Số chữ

Số dòng

Các vế

Các cặp vần

Biện pháp tu từ

a.

8

1

2

đen – đèn

Ẩn dụ

b.

14

2

2

thấp - ngập

cao – rào

Đối lập, điệp ngữ

Câu 3

Câu 3 (Trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học, chỉ ra điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố

Thành ngữ

Tục ngữ

Khái niệm

Là một cụm từ cố định, có thể làm thành một bộ phận của câu (có thể làm chủ ngữ, vị ngữ,...) hay làm thành phần phụ trong các cụm từ.

Là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày.

Nội dung

Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng, biểu cảm.

Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.

Hình thức

Làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ.

+ Ngắn gọn

+ Có nhịp điệu, hình ảnh.

+ Có vần.

+ Có hai vế trở nên.

+ Đa nghĩa

Chức năng

Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Diễn đạt một ý trọn vẹn.

- Tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm.

Câu 4

Câu 4 (Trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

Phương pháp giải:

Đặt câu dựa vào kiến thức em đã học

Lời giải chi tiết:

- Câu sử dụng biện pháp nói quá

1. Bạn Nam cao lớn như người khổng lồ.

2. Da bạn Mai trắng như tuyết.

3. Ngôi nhà to như cái cột đình.

- Câu dùng biện pháp nói giảm, nói tránh.

1. Các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng ngoài chiến trường.

2. Bác Hùng đã từ trần vào chiều qua.

3. Cô ấy trông không được xinh lắm nhưng rất dễ thương.

Câu 5

Câu 5 (Trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Phương pháp giải:

Chia sẻ dựa trên kinh nghiệm bản thân.

Lời giải chi tiết:

Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:

- Nêu được vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

- Bố cục đảm bảo: 3 phần

Câu 6

Câu 6 (Trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt.

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy ngẫm cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt:

- Tôn trọng ý kiến của người khác.

- Không chen ngang khi người khác đang trình bày.

- Không có thái độ khinh thường, dè bỉu ý kiến người khác.

- Tập trung, chú ý, lắng nghe ý kiến và quan điểm người khác.

- Có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý với thái độ cầu thị.

Câu 7

Câu 7 (Trang 41, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Qua bài đọc, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Phương pháp giải:

Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Qua bài đọc, em hiểu “trí tuệ dân gian” là những kiến thức, kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết trong đời sống sinh hoạt qua những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,... được truyền từ đời này qua đời khác và được xem là bài học kinh nghiệm quý báu, có thể dựa vào đó để dự đoán và có cách xử lý kịp thời các tình huống


Bình chọn:
4.6 trên 42 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí