Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo


Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc gì? Hình dung cảnh thôn vĩ được gợi tả

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trước khi đọc

Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 7 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc gì?

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi lên trong ta những cảm xúc khác nhau tuỳ thuộc vào kí ức cụ thể hơn. Đôi khi, những hồi ức này có thể mang lại cảm giác ấm áp, hạnh phúc khi nhớ lại những khoảnh khắc đẹp, những người thân yêu. Tuy nhiên, cũng có thể gợi lên những cảm xúc buồn bã, xót xa khi nhớ về những sự ra đi, mất mát hoặc những kỷ niệm không may. Cảm xúc phụ thuộc vào bản chất của kí ức, và chúng thường phản ánh lại sâu thẳm những gì đã ảnh hưởng đến ta trong quá khứ. Việc xem xét và chia sẻ những hồi ức này có thể giúp ta hiểu rõ hơn về bản thân, về khoảng thời gian đã qua, và thậm chí giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những hồi ức về một cảnh, một người nào đó trong quá khứ thường gợi cho ta cảm xúc nhung nhớ, xao xuyến.

Khi nhớ lại những hồi ức về một cảnh, một người trong quá khứ thường sẽ gợi lại cho ta những kỉ niệm, đó có thể là kỉ niệm vui, cũng có thể là kỉ niệm buồn, và ở đó luôn chất chứa những cảm xúc lâng lâng, bồi hồi khó quên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 7 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Hình dung cảnh thôn Vĩ được gợi tả

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thấy khung cảnh thiên nhiên, nhẹ nhàng, bức tranh thiên nhiên đẹp mơ mộng, với cảnh thiên nhiên của quê hương, của vườn cây, hoa lá.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cảnh tượng thôn Vĩ: nắng mới, hàng cau, vườn xanh, lá trúc.

Thôn Vĩ hiện lên với khung cảnh tươi mới, đầy màu sắc và ánh sáng của nắng vàng rực rỡ. Ở đó có hình ảnh hàng cau hòa trong nắng, có khu vườn với màu xanh mướt như màu ngọc bích gợi lên sự trù phú của cảnh vật. Hình ảnh “nắng” được điệp lại hai lần để gợi lên ấn tượng mạnh mẽ về sức sống. Cảnh và người hòa quyện vào nhau khi xuất hiện hình ảnh “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Qua đó, như hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh sinh động, đẹp đẽ với đầy màu sắc trong trẻo, tràn đầy sức sống.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 7 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Chú ý sự chuyển đổi không gian, thời gian ở khổ thơ này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thời gian:

+Thời gian trong Đây thôn Vĩ Dạ có thể là một buổi sáng sớm, “nắng hàng cau”. 

+Thời gian trong đây thôn Vĩ Dạ cũng có thể là một buổi trưa tĩnh lặng đầy gió. 

+Thời gian trong đây thôn Vĩ Dạ còn có thể là một buổi tối đêm trăng tình rất tỏ.

- Không gian:

+Vườn Vĩ Dạ lúc ban mai → Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Không gian: Gió, mây, dòng nước, sông trăng.

- Thời gian: Buổi tối

Việc chuyển đổi không gian, thời gian ở khổ thơ thứ 2 này tạo dấu ấn và cho thấy một nét đặc sắc trong tác phẩm:

+ Không gian rộng lớn, vận động theo khuynh hướng chia cắt, chia lìa. Khiến tâm trạng đi từ buồn man mác đến đoạn tuyệt, xa cách.

+ Thời gian vào buổi tối, khi mà trăng lên và tâm trạng của nhà thơ trở nên trầm lặng, đau buồn, khắc khoải.

=> Sự chuyển đổi không gian, thời gian này giúp tạo nên sự thay đổi, biến chuyển trong tâm trạng của nhà thơ, từ sự nhớ nhung, yêu thương đến nỗi buồn, đau đớn trước sự chia ly.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 7 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi cuối bài thể hiện tâm trạng gì của chủ thể trữ tình?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu hỏi cuối bài, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự cô đơn trống vắng, khao khát yêu thương đến khắc khoải của Hàn Mặc Tử.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu hỏi thể hiện sự hoài nghi của tác giả: nếu như tác giả một lòng hướng về xứ Huế thì không biết con người nơi đây có nhớ đến mình hay không? Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Câu thơ cuối bài là một câu hỏi tu từ thể hiện một nỗi niềm trăn trở của tác giả hay chính là chủ thể trữ tình. Dường như nhân vật trữ tình ở đây đã nhận thức được rõ sự khác biệt giữa thế giới mà mình đang sống với thế giới của mọi người xung quanh để rồi phải hoài nghi và đặt ra câu hỏi liệu “ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” là một đại từ phiếm chỉ được lặp lại đến hai lần trong cùng một câu thơ cho ta thấy đó là một tiếng gọi tha thiết và đầy khát vọng giao cảm với đời, với người. Câu hỏi tu từ khiến ta cảm nhận rõ được tâm trạng đau khổ, cô đơn, hoài nghi của chủ thể trữ tình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi ở dòng thơ thứ nhất là lời của ai nói với ai? Bạn hình dung như thế nào về cảnh và người thôn Vĩ qua khổ 1?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cô gái ở thôn Vĩ Dạ mời tác giả về thôn Vĩ chơi.

Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự nhủ lòng mình sao dễ lãng quên một nơi mà mình từng gắn bó, một phong cảnh thiên nhiên nên thơ của Huế được điển hình qua thôn Vĩ.

- Những hàng cau thẳng tắp và nắng ban mai tràn ngập không gian

- Nắng lan tỏa đến khắp nơi, mang một sắc màu đẹp đẽ

- Vườn tược nơi đây xanh màu ngọc, càng lung linh hơn dưới nắng mai khi lá cành còn đọng sương đêm trước.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Câu hỏi ở dòng thơ thứ nhất gợi nhiều liên tưởng mang nhiều sắc thái:

+ Lời trách móc, giận hờn nhẹ nhàng (đã lâu anh không về hay anh đã quên).

+ Lời mời gọi chân thành, tha thiết của người con gái thôn Vĩ (anh hãy về đi).

+ Lời tự vấn của Hàn Mặc Tử: phân thân để tự hỏi (sao ta không thể về), bộc lộ ước mơ thầm kín được quay về thôn Vĩ của nhà thơ.

- Cảnh và người ở khổ thơ 1:

+ Cảnh vật: Cảnh vật trong khổ thơ này là một ngày sớm, khi mặt trời mới lên. Nhà thơ nhìn thấy hàng cây cau nắng mới lên, vườn cây xanh mướt, lá trúc che phủ mặt đất. Cảnh vật tươi đẹp, thanh khiết và gợi lên hình ảnh của một thôn quê yên bình.

+ Tâm trạng của nhà thơ: Nhà thơ đặt câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” với sự hoài niệm và mong muốn gặp lại người thân, bạn bè hoặc những kỷ niệm từ quê hương. Tâm trạng của nhà thơ là một sự kỷ niệm ấm áp và hoài niệm về quê hương.

Câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi cho người đọc nhiều liên tưởng với những sắc thái khác nhau. Câu hỏi có thể là lời trách móc nhẹ nhàng, là lời mời gọi thân tình, thiết tha mà chân thành của người con gái thôn Vĩ. Nhưng ở đây cũng có thể là lời tự vấn của của chính tác giả Hàn Mặc Tử cùng với ước mơ thầm kín được trở về quê hương.

Qua khổ thơ thứ nhất, ta hình dung được cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp làm sao, cảnh vật hiện lên một vẻ thơ mộng, sáng trong và tràn đầy sức sống với toàn những gam màu đậm đặc tả sự tươi tốt của cảnh vật. Con người ở đó hiện lên với khuôn mặt chữ điền – nét đẹp biểu tượng của sự phúc hậu, hiền lành. Nét đẹp ấy được “lá trúc che ngang”, lá trúc mảnh mai gợi một nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Cả hai yếu tố cảnh và người ấy đã tạo lên một bức tranh tươi đẹp. Nhưng cũng từ bức tranh ấy, ta cảm nhận được một tâm trạng của nhà thơ, với một niềm khát khao được gặp gỡ và được chan hòa với cái đẹp.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Phong cảnh ở khổ 2 có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết? Từ "kịp" trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho thấy điều gì trong cảm quan của chủ thể trữ tình?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sông và nước luôn gắn liền với nhau nhưng trong khổ 2 hình ảnh sông nước như đang chia lìa, xa vời nhau.

Từ “kịp" trong câu hỏi thể hiện nên ước mong, nguyện vọng của tác giả. Chữ “kịp” không chỉ tạo điểm nhấn cho câu thơ mà chữ “kịp” còn hé mở cho ta thấy một cuộc đời đầy mặc cảm, một thế sống đầy vội vàng, chạy đua cho kịp với thời gian ít ỏi còn lại. Đó cũng chính là tình người, tình đời, tình yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Khổ thơ này tạo nên một hình ảnh đêm trăng thơ mộng và cảm xúc buồn thương. Cảnh vật trong khổ thơ này là một đêm trăng thơ mộng. Nhà thơ miêu tả gió theo lối gió, mây trôi qua, dòng nước buồn thiu và hoa bắp lay. Cảnh vật tĩnh lặng, mang đậm tâm trạng buồn bã.

- Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ thứ hai của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử cho thấy điều mong đợi và tình cảm xa xôi của chủ thể trữ tình. Nhà thơ muốn biết liệu có thuyền nào đậu bến sông trăng đó và có chở trăng về kịp cho đêm nay không. Từ “kịp” ẩn chứa trong nó sự hy vọng và mong muốn gặp lại người thân, bạn bè hoặc những kỷ niệm từ quê hương.

Ở khổ thơ thứ 2 gợi ra trước mắt người đọc là một bức tranh sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng. Điểm nhìn của tác giả ở khổ thơ này đã được thay đổi khi đi từ ánh sáng của ban mai sang đêm tối. Cảnh sông nước trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là một cảnh sông nước đơn thuần như ta từng biết. Mà ở đó ta cảm nhận được cả tâm trạng của tác giả gửi gắm vào từng câu thơ. Sự vật được nhìn nhận không phải bằng cái nhìn thị giác mà bằng xúc giác, bằng mặc cảm chia lìa. Bởi vậy mà đọc khổ thơ, ta cảm nhận được sự cô đơn, lắng đọng, hiu quạnh, sự cách rời chia đôi ngả của phong cảnh sông nước nơi đây. Việc tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tài tình để miêu tả cảnh vật cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm.

Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho ta thấy được tâm trạng với nỗi lo âu, phấp phỏng, và sự khát khao níu giữ của nhân vật trữ tình. Nó thể hiện một niềm thiết tha được gắn bó đến mãnh liệt nhưng lại ẩn chứa cả trong đó là sự vô vọng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

"Khách đường xa" ở khổ thơ cuối có thể là ai? Từ những hình ảnh trong khổ thơ này, xác định mối liên hệ cảm xúc giữa chủ thể trữ tình và "em".

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đây cũng là câu thơ đem lại nhiều cách hiểu khác nhau.

Có người hiểu “khách đường xa” là “em”, là đối tượng cho sự mơ mộng của chủ thể trữ tình.

Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử cũng thường tự nhận mình là khách xa (“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín” – Mùa xuân chín). Nếu hiểu như thế thì “khách đường xa” ở đây lại chỉ chủ thể trữ tình.

Dù hiểu theo cách nào thì vẫn luôn có một khoảng cách giữa chủ thể trữ tình và “em” – điều làm nên sự khắc khoải đặc biệt trong bài thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Từ “Khách đường xa” trong khổ thơ cuối của bài “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể ám chỉ người yêu xa xứ, người mà tác giả trữ tình đang nhớ mong. Hình ảnh “em” trong khổ thơ thứ ba gợi lên nỗi nhớ da diết, khát khao đến cháy bỏng được gặp lại người xưa, chốn cũ. Tâm trạng của chủ thể trữ tình là sự chập chờn của mối tình đơn phương, vô vọng, và day dứt khôn nguôi.

- “Khách đường xa” ở khổ thơ cuối được điệp lại tới hai lần, nó được đem đến nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng điều này cũng gợi cho ta thấy được đây có thể là người quan trọng với tác giả. Được đặt sau động từ “mơ” càng nhấn mạnh cho nỗi niềm, sự xót xa, khát khao được gặp lại người xưa của nhân vật trữ tình.

- Giữa chủ thể trữ tình và “em” dường như luôn có một khoảng cách. Trong đó, hình ảnh áo trắng của “em” như bị ẩn khuất trong sự bàng bạc hư ảo của sương khói khiến cho thị giác khó tiếp nhận, ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp hoán dụ để khiến cho màu sắc không còn là màu sắc thực mà chính là màu của tâm tưởng. Qua đó, ta thấy được giữa chủ thể trữ tình và “em” có một mạch ngầm cảm xúc chảy trôi trong tâm trí của chủ thể trữ tình nhưng lại huyền ảo đến vừa hư, vừa thực.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ. Ba câu hỏi này thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người hỏi?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chủ thể trữ tình trong bài thơ chính là tác giả.

Ba câu hỏi là tiếng lòng tha thiết của một con người đầy bất hạnh với tình người và tình đời

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Ba câu hỏi trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử thể hiện tình cảm và cảm xúc của chính nhà thơ. Chủ thể của ba câu hỏi là nhà thơ tự phân thân ra để tự hỏi mình. Câu hỏi thoáng chút trách móc, hờn giận, nhưng chủ yếu là bộc lộ nỗi lòng của nhà thơ.

Chủ thể của ba câu hỏi trong bài thơ chính là nhân vật trữ tình.

Chính những câu hỏi đã liên kết những hình ảnh bề mặt của bài thơ thành một thể thống nhất, tạo nên một bức tranh tâm trạng toàn diện đi từ quá khứ, hiện thực đến tương lai.

+ Nếu câu hỏi đầu thực chất là một lời tự vấn, mặc dù tác giả đã mượn lời của khách thể để tạo nên một cái cớ rất thơ nhập cuộc trọn vẹn vào cảm xúc. Câu hỏi thứ nhất đóng vai trò gợi mở về những kỉ niệm và gợi lại những hình ảnh đẹp trong quá khứ.

+ Câu hỏi thứ hai chính là sợi dây kết nối những hình ảnh rời rạc ỏ bề mặt câu thơ trong một mối liên hệ ngầm. Từ câu hỏi đã hé lộ một tâm trạng đầy bất an của tác giả. Chính câu hỏi này đã cho thấy sự hiện diện rõ hơn của chủ thể trữ tình (nếu như trước đó anh ta vẫn còn ẩn sau những hình ảnh của thiên nhiên).

+ Câu hỏi thứ ba, tác giả đã thực sự xuất hiện, đã có thốt lên tiếng nói của bản thể. Đến đây, câu hỏi càng bộc lộ nội tâm của người hỏi một cách trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn. Thể hiện sự giằng co vô thức giữa lí trí và tình cảm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về sự thay đổi của ngoại cảnh và cảm xúc của chủ thể trữ tình qua ba khổ thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bức tranh thiên nhiên hiện lên nhẹ nhàng, tinh tế mang nhiều cảm xúc sâu lắng, cùng với khung cảnh tươi tắn, mang nhiều sắc thái cảm xúc riêng, mang những giá trị tinh tế, cùng với không gian thiên nhiên nhẹ nhàng, mang nhiều màu sắc.

Mạch cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ là sự nhớ nhung và mong chờ. Nhà thơ nhìn thấy cảnh đẹp của quê hương, nhưng lại nhớ về người yêu xa xứ và trăn trở về việc liệu người yêu có chở trăng về kịp tối nay hay không. Những câu thơ cuối cùng càng thể hiện sự nhớ nhung và tương tư của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Khổ thơ 1:

+ Cảnh vật: Cảnh vật trong khổ thơ này là một buổi sáng, khi mặt trời mới lên. Nhà thơ nhìn thấy hàng cây cau nắng mới lên, vườn cây xanh mướt, lá trúc che phủ mặt đất. Cảnh vật tươi đẹp, thanh khiết và gợi lên hình ảnh của một thôn quê yên bình.

+ Tâm trạng của nhà thơ: Nhà thơ tự hỏi tại sao người kia không trở về thôn Vĩ chơi. Câu hỏi này thể hiện sự hoài niệm và mong muốn gặp lại người thân, bạn bè hoặc những kỷ niệm từ quê hương.

- Khổ thơ 2:

+ Cảnh vật: Cảnh vật trong khổ thơ này là một đêm trăng thơ mộng. Nhà thơ miêu tả gió theo lối gió, mây trôi qua, dòng nước buồn thiu và hoa bắp lay. Cảnh vật tĩnh lặng, mang đậm tâm trạng buồn bã.

+ Tâm trạng của nhà thơ: Nhà thơ tạo ra một tâm trạng buồn thương, lạc loài và tuyệt vọng. Câu hỏi “Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi lên sự mong đợi và tình cảm xa xôi của nhà thơ.

- Khổ thơ 3:

- Cảnh vật: Cảnh vật trong khổ thơ này là một buổi sáng mới nở hoa. Nhà thơ miêu tả hoàng hôn thôn Vĩ với nắng hàng cau, vườn xanh mướt, lá trúc che ngang mặt chữ điền. Cảnh vật vẫn tươi đẹp nhưng có sự thay đổi so với khổ thơ 1.

- Tâm trạng của nhà thơ: Nhà thơ cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp và trữ tình. Tâm trạng của nhà thơ vẫn là sự hoài niệm và mong đợi gặp lại người thân, bạn bè hoặc những kỷ niệm từ quê hương.

Như vậy, qua ba khổ thơ, chúng ta thấy sự thay đổi của ngoại cảnh từ sáng đến tối, từ đêm trăng đến buổi sáng mới nở hoa. Đồng thời, tâm trạng của nhà thơ cũng thay đổi từ hoài niệm, buồn bã đến mong đợi và tình cảm xa xôi.

- Ở khổ thơ đầu, tác giả miêu tả cảnh vật yên bình, đẹp đẽ, tĩnh lặng, hòa quyện của thôn Vĩ Dạ trong quá khứ. Chủ thể trữ tình cảm nhận được sự thanh bình, yên ả của nơi đây, tạo nên một không gian đầy chất thơ mộng, trữ tình.

 - Đến khổ thơ thứ hai, cảnh vật bắt đầu thay đổi, từ sự yên bình, chủ thể trữ tình dần chìm vào cảm xúc u buồn, suy tư. Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi trong tâm hồn chủ thể, từ sự thanh thản, an yên sang trạng thái bất an, lo âu.

 - Khổ thơ thứ ba, cảnh vật và cảm xúc của chủ thể trữ tình đều trở nên u tối, bi kịch. Sự tương phản giữa cảnh vật ban đầu và cảm xúc cuối cùng của chủ thể trữ tình tạo nên sức mạnh biểu cảm của bài thơ.

=> Như vậy, qua ba khổ thơ, Hàn Mặc Tử đã sử dụng cảnh vật để phản ánh cảm xúc của chủ thể trữ tình, tạo nên sự thay đổi, phát triển trong tâm hồn chủ thể, từ sự yên bình, thanh thản đến sự u buồn, tuyệt vọng. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của thơ trữ tình Hàn Mặc Tử.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Yếu tố siêu thực trong bài thơ thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Phân tích ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Lá trúc che mặt chữ điền

- Dòng nước buồn thiu

- Gió theo đường gió, mây đường mây

- Chở trăng về kịp

+Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng với những đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế. Nhưng dường như những hình ảnh ấy mơ hồ, mờ nhòe như thực, như ảo. Tất cả được tái hiện lại qua kí ức của người nghệ sĩ.

+Ba khổ thơ với những hình ảnh dường như không liên quan nhưng sự thực chúng là những mảnh ghép kí ức của nhà thơ. Đồng thời cũng là nỗi đau đớn, quằn quại của Hàn Mặc Tử khi khao khát được sống, tha thiết với đời còn quá sâu nặng mà thời gian còn lại của đời người lại quá ngắn ngủi.

→ Bài thơ vừa là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước nhưng đồng thời cũng là khao khát sống đến cháy bỏng của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử, yếu tố siêu thực được thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh sau:

- Từ ngữ và hình ảnh:

+ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”: Hình ảnh của một thuyền đậu bên bến sông trăng tạo ra không gian siêu thực, mơ hồ và lãng mạn.

+ “Mơ khách đường xa, khách đường xa”: Từ “mơ” và “khách đường xa” gợi lên không gian mơ hồ, tưởng tượng và tình cảm xa xôi.

- Ý nghĩa: Những hình ảnh siêu thực này thể hiện tâm trạng hoài niệm, mong đợi và tình cảm xa xôi của nhà thơ. Đây là những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sự đặc biệt của bài thơ.

Yếu tố siêu thực trong bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh:

+ “Thuyền” : “thuyền ai đậu bến sông chăng đó, có chở trăng về kịp tối nay?”. Hình ảnh thuyền và sông trăng và câu hỏi tu từ cũng là yêu tố siêu thực. Đây là biểu hiện của sự khát khao, mong mỏi và cả sự tuyệt vọng.

+ “Trăng”: Hình ảnh “trăng” rất hay xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử, nhắc đến trăng là nhắc đến nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần, bởi những người bị bệnh phong mỗi mùa trăng tới lại vô cùng đau đớn, đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là tinh thần. Nhưng trong bài thơ thi nhân lại mong “trăng” về “kịp”. Có lẽ là chỉ khi nỗi đau xuất hiện nhà thơ mới nhận ra là bản thân đang còn sống nên mới mong chờ.

+ Sương khói: Hình ảnh sương khói trong bài thơ cũng mang yếu tố siêu thực. Sương khói mờ nhân ảnh, làm cho người đọc không thể nhìn rõ hình ảnh của người trong bài thơ. Điều này tạo nên một không gian mơ màng, u buồn, đầy nỗi niềm thương nhớ và tình yêu vô vọng.

=> Ý nghĩa: Từ những từ ngữ, hình ảnh trên thể hiện tình yêu cuộc sống, tình yêu quê hương và con người xứ Huế mộng mơ của chính tác giả. Đồng thời những hình ảnh siêu thực này cũng giúp tác giả bày tỏ nỗi lòng, tâm tư, tình cảm sâu sắc của mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Nêu chủ đề của bài thơ. Những biện pháp nghệ thuật nào góp phần thể hiện chủ đề đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên thực ảo của thôn Vĩ - xứ Huế, nhà thơ đã bày tỏ tâm trạng buồn, hoài nghi, vô vọng thông ẩn chứa nỗi niềm khao khát được giao cảm với cuộc đời.

- Câu hỏi tu từ

- So sánh

- Điệp ngữ

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử tập trung vào chủ đề tình yêu quê hương và tình cảm xa xôi. Những biện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề này bao gồm:

- Ngôn từ và hình ảnh trong sáng, gần gũi:

+ Nhà thơ sử dụng ngôn từ đơn giản, gần gũi để tạo nên hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống ở quê hương.

+ Các hình ảnh về nắng, cây cối, sông nước, lá trúc, thuyền trăng đều gợi lên không gian thanh khiết và yêu thương quê hương.

- Sử dụng câu hỏi tu từ và giọng điệu tha thiết:

+ Nhà thơ sử dụng nhiều câu hỏi tu từ để bày tỏ tình cảm và mong đợi.

+ Giọng điệu tha thiết, hờn trách trong câu hỏi thể hiện tâm trạng trữ tình của tác giả.

“Đây thôn Vĩ Dạ” thể hiện tình cảm tác giả đối với cảnh thiên nhiên tinh khôi cùng người cô gái nơi thôn Vĩ Dạ. Từ đó, cảm xúc của tác giả hiện lên một cách chân thực, mãnh liệt với tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu con người xứ Huế mộng mơ và yêu cuộc sống tươi đẹp.

Để góp phần thể hiện chủ đề đó, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bài tập sáng tạo

Trả lời Câu hỏi Bài tập sáng tạo trang 8 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn sau khi đọc bài thơ này

Phương pháp giải:

Dựa vao trí tưởng tượng của bản thân

Lời giải chi tiết:

Nguồn: Internet


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí