Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết


Đọc trước truyện Bụng vả Răng, Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

 

Từ câu chuyện của Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại


Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 10, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đọc trước truyện Bụng vả Răng, Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp.

Lời giải chi tiết:

Aesop là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Aesop là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.

Tư liệu về cuộc đời của ông không rõ ràng lắm và không có bản viết tay nào của ông còn tồn tại đến ngày nay Nhưng ông được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay.

Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.

Xem thêm
Cách 2

Ê-dốp (620-564 TCN), là một nhà văn Hy Lạp. Ông có cuộc đời đầy bất hạnh khi sinh ra là một nô lệ. Ông được coi là tác giả cố nhiều câu chuyện ngụ ngôn nhất trên thế giới. Câu chuyện của ông, qua hình ảnh những loài động vật nói chuyện với nhau, mang tính cách con người nhằm đưa ra nhiều bài học quý giá. Truyện của ông đã được xuất bản thành nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Xem thêm
Cách 2

Tác giả Ê-dốp (khoảng 620-564 TCN) là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ, sống tại đảo Samos vào giữa thế kỷ 6 trước Công nguyên thuộc giai đoạn Hy Lạp cổ đại. Ông được xem là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới và đã được truyền miệng và được sưu tập qua nhiều thế kỷ và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau theo truyền thống kể chuyện vẫn tiếp tục đến ngày nay. Trong những câu chuyện này, động vật có thể trò chuyện và có tính cách con người, chẳng hạn như Thỏ và rùa, Kiến và châu chấu. Đặc điểm sáng tác của ông: Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 10, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy (nếu có)

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân và kể lại.

Lời giải chi tiết:

Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này. Em hay so bì với chị gái về những công việc nhà mẹ giao cho hàng ngày. Chị lớn nên thường không so đo với em, luôn cố gắng hoàn thành mọi việc mẹ giao. Đến giờ, sau khi hiểu ra tấm lòng của chị và trách nhiệm của chính mình, em đã chăm chỉ và tự giác hơn, không so bì tị nạnh với chị để mẹ phải buồn lòng nữa.

Xem thêm
Cách 2

Trong cuộc sống, em chưa từng ghen tị, so bì với người khác. Nhưng em đã từng chứng kiến người bạn của em làm như vậy. Đó là một lần cô giáo treo phần thưởng là được điểm cao sẽ không phải trực nhật. Đúng lần đó em được điểm cao và không phải trực nhật. Hôm đến lượt em trực thì được phép chuyển tiếp cho bạn dưới. Thấy vậy, bạn được chuyển tiếp ấy tỏ rõ thái độ khinh bỉ, than phiền với các bạn xung quanh về việc em không trực nhật.

Xem thêm
Cách 2

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK, chú ý khổ 1 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Lí do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn là vào một ngày đẹp trời họ thấy mình phải cong lưng làm lụng trong khi anh Bụng chỉ việc ung dung chén tràn mà không mất công sức gì.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Lí do khiến các thành viên cơ thể họp bản là vì họ phải làm việc nhièu, trong khi đó, lão Bụng lại ung dung chén trán mà không làm gì.

Lí do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn: Các thành viên phải làm việc vất vả còn anh Bụng thì nhàn rỗi.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Kết quả cuối cùng thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK, chú ý khổ thứ 4 của văn bản

Lời giải chi tiết:

Kết quả là người thì rã rời, Tay oặt ẹo, Miệng khô đắng ngắt, Chân mệt mỏi không mang nổi thân gầy.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Kết quả cuối cùng là các thành viên cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng để hoạt động.

Kết quả cuối cùng:

+ Tay - oặt ẹo 

+ Miệng - khô, đắng ngắt

+ Chân - không mang nổi cơ thể 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK, chú ý khổ cuối của văn bản

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ cuối chính là bài học nhắc nhở về tinh thần đoàn kết đồng lòng, chung sức để đời bình yên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khổ thơ cuối có phải bài học của truyện bởi nó nêu ra được bài học quý giá: trong tập thể, mỗi cá nhân đều rất quan trọng vì vậy chúng ta cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không nên đố kị hay ghen ghét người khác.

Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện, đó là mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết:

Một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Tay, Miệng, Răng, Chân ghen tị với Bụng rằng mình phải làm việc cực nhọc nên đã đình công không chịu làm gì để trừng phạt Bụng. Nhưng được mấy ngày thì thấy mệt mỏi rã rời, oặt ẹo, tất cả đều hiểu ra và quay trở lại đoàn kêt với nhau.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đó là một hôm Răng, Miệng, Tay và Chân thấy mình phải làm việc vất vả mà Bụng chỉ có việc xơi nên họ rủ nhau không làm gì để Bụng phải cùng chung tay làm. Kết quả là các thành viên trong cơ thể đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không làm gì được. Lúc này họ mới hiểu ra Bụng không hề chơi mà anh ấy cũng có việc khác phải làm. Từ đó, họ hiểu ra phải chung tay đoàn kết với nhau, cùng làm việc thì thân kia mới không bị ra rời.

Tóm tắt câu chuyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân bằng văn xuôi: Vào một ngày đẹp trời, các thành viên trên cơ thể họp nhau lại và đình công bởi lí do là Bụng nhàn nhã không phải làm việc còn các thành viên khác phải làm việc vất vả.  Hành động cụ thể của các nhân vật là Tay bỏ hẳn gắp thịt, Miệng nhất quyết không xơi, Răng ngồi chơi. Và kết quả là các thành viên đều mệt mỏi rã rời và nhận ra hành động sai trái của mình và cùng nhau đoàn kết để có cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kế, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Phương pháp giải:

Đọc kỹ phần Kiến thức ngữ văn và văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

 

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng

Điểm giống

- Các truyện đều lấy các đề tài gần gũi, thể hiện suy ngãm về những bài học luân lí ở đời

- Các truyện đều mượn con vật, con người cơ thể người để xây dựng nhân vật

- Các truyện đề ngắn gọn, ít tình tiết

- Các truyện ngụ ngôn đều nên lên bài học nhằm giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, lối đối nhân xử thế

 

Điểm khác

Đề tài

Phản ánh cách đối nhân xử thế: sống trong tập thể, phải biết hòa đồng, không nên tự cho mình là quan trọng mà thiếu đi sự đoàn kết

- Đẽo cày giữa đường: Ngụ ý phê phán kẻ không có chính kiến của bản thân

- Ếch ngồi đáy giếng: Ngầm phê phán sự tự cao tự đại của con người

Cách kể

Văn vần

Văn xuôi

Nhân vật

Mượn chính bộ phận cơ thể người để xây dựng nhân vật

Mượn con ếch và người thợ mộc để xây dựng nhân vật

Nội dung

Nêu lên lối ứng xử giữa người với người được rút ra từ thực tiễn cuộc sống

Phê phán thói hư tật xấu của con người

Bài học

Khuyên răn mọi người khi sống trong tập thể thì mỗi cá nhân cần có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết nương tựa vào nhau; đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau, dẫn đến sự chia rẽ

- Ếch ngồi đáy giếng: phê phán những kẻ thiếu hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tự cao tự đại, đồng thời, khuyên răng mọi người cần phải biết khiêm tốn, học hỏi để nâng cao nhận thức của bản thân

- Đẽo cày giữa đường: khuyên nhủ mọi người cần biết giữ lập trường quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình

 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

* Giống nhau

- Đều cùng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn

- Đều sử dụng các danh từ chung

- Đều đưa ra bài học triết lí nhân sinh sâu sắc.

* Khác nhau


Khái niệm truyện ngụ ngôn

Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Giống nhau

- Nội dung: mượn chuyện loài vật, đồ vật… để nói chuyện con người.

- Bài học: rút ra bài học nhân sinh sâu sắc, kinh nghiệm sống

- Thể loại: văn xuôi hoặc văn vần

Khác nhau

- Thể loại: văn xuôi hoặc văn vần

- Nhân vật: loài vật, đồ vật -> Lấy loài vật, đồ vật để nói con người.

- Thể loại thơ

- Nhân vật: bộ phận trên cơ thể người-> Lấy bộ phận con người để nói chính con người

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Từ câu chuyện của Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, tạo nên sức mạnh.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Theo em, có thể rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân là trong một tập thể, mỗi người đều có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau, chúng ta nên tôn trong họ và tránh ghen ghét, đố kị.

Bài học được rút ra từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 11, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản trong SGK.

Lời giải chi tiết:

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp đều mượn các nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để truyền tải thông điệp, bài học về tinh thần đoàn kết: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải tôn trọng công sức, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.

Tuy nhiên, trong khi Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) được viết dưới dạng văn xuôi thì Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân được viết dưới dạng thơ song thất lục bát.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-díp có nội dung tương tự nhau, đều nói về con người trong một tập thể. Khác nhau ở chỗ trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, đối tượng bị ghen tị ở đây là lão Miệng và được kể dưới dạng văn xuôi, còn trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân thì là Bụng và được kể dưới dạng thơ. Dù vậy, cả hai truyện đều đem đến cho ta bài học sâu sắc về cách cư xử của con người trong một tập thể nhất định. Ở đó, mọi người phải biết tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

- So sánh: 


Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam)

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Hi Lạp)

Thể loại

Văn xuôi

Văn vần

Nhân vật

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Nội dung

Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể

Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể

Bài học

Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

- Nhận xét: Truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện Ê- dốp có nhiều điểm giống nhau (nội dung, bài học), chỉ khác nhau chủ yếu về thể loại và một số nhân vật trong truyện.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.5 trên 16 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí