Soạn bài Bên bờ Thiên Mạc SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết>
Đọc trước đoạn trích truyện Bên bờ Thiên Mạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hà Ân.
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Truyện "Bên bờ Thiên Mạc" là tập truyện lịch sử kể về vị tướng Trần Bình Trọng tài năng đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 khi ông mới 26 tuổi (năm 1285). |
Chuẩn bị
(trang 68, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc trước đoạn trích truyện Bên bờ Thiên Mạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hà Ân.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, (16 tháng 1 năm 1928 – 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội), quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.
Năm 1947, ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I trong kháng chiến chống Pháp, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948. Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở trường quân y và hậu cần. Năm 1964, Hà Ân bắt đầu làm công việc nghiên cứu ở Viện bảo tàng quân đội. Từ năm 1964, ông làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội đến khi nghỉ hưu năm 1990.
- Hà Ân: Hoàng Hiển Mô, (16/1/1928 – 25/1/2011), quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam.
- Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.
* Tác giả:
- Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, sinh ngày 16 tháng 1 năm 1928, mất ngày 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội.
- Ông quê ở Hà Nội, là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.
- Năm 1947, ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I trong kháng chiến chống Pháp, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948.
- Hà Ân tên thật là Hoàng Hiển Mô, (16 tháng 1 năm 1928 – 25 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội), quê ở Hà Nội; là một nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, truyện kể lịch sử và dã sử.
- Năm 1947, ông gia nhập Trung đoàn thủ đô liên khu I trong kháng chiến chống Pháp, rồi làm trưởng ty Hoa kiều vụ tỉnh Lào Cai năm 1948. Năm 1955, ông về làm giáo viên văn hóa ở trường quân y và hậu cần. Năm 1964, Hà Ân bắt đầu làm công việc nghiên cứu ở Viện bảo tàng quân đội. Từ năm 1964, ông làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Hà Nội đến khi nghỉ hưu năm 1990.
- Tác phẩm chính: Rừng biên giới; Tướng quân Nguyễn Chích; Bên bờ Thiên Mạc (truyện lịch sử, 1967)...
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ gì cho Hoàng Đỗ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ đưa tin đến tướng quân Trần Quang Khải cho Hoàng Đỗ.
Nhiệm vụ đưa tin đến tướng quân Trần Quang Khải
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Khi nhận được nhiệm vụ, thái độ của Hoàng Đỗ như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hoàng Đỗ cảm thấy băn khoăn, sợ không đảm đương được nhiệm vụ này.
Thái độ: băn khoăn, sợ không đảm đương được nhiệm vụ này.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng đã trao cho cậu bé Hoàng Đỗ là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Phần thưởng xứng đáng mà Trần Bình Trọng đã trai cho cậu bé Hoàng Đỗ là việc xóa bỏ thân phận nô tì của cậu, cho cậu làm một người dân tự do.
Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy hình dung về nỗi xúc động của ông già Màn Trò.
Phương pháp giải:
Hình dung theo tưởng tượng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ông già Màn Trò bất ngờ, xúc động, không dám tin Hoàng Đỗ đã thoát khỏi thân phận nô tì thấp kém.
Bất ngờ, xúc động, không dám tin.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tác phẩm Bên bờ Thiên Mạc gắn liền với sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm hiểu về sự kiện lịch sử được nói tới trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tác phẩm gắn với sự kiện: cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (năm 1285).
- Có thể chia văn bản thành 2 phần:
+ Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.
+ Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.
- Sự kiện: cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (năm 1285).
- Nội dung chính: 2 phần:
+ Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.
+ Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy liệt kê tên các nhân vật trong đoạn trích. Những nhân vật nào là nhân vật có thật trong lịch sử?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và liệt kê các nhân vật
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hoàng Đỗ, ông già Màn Trò.
Những nhân vật lịch sử là: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng
- Các nhân vật trong đoạn trích: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hoàng Đỗ, ông già Màn Trò.
- Những nhân vật lịch sử: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nêu một số chi tiết cụ thể (lời nói, suy nghĩ, hành động,…) mà tác giả đã sử dụng để khắc họa về Trần Bình Trọng, Trần Quốc Tuấn và Hoàng Đỗ. Từ đó, nhận xét về tính cách, phẩm chất của ba nhân vật ấy.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và nêu các chi tiết cụ thể tác giả dùng để khắc hoạ Trần Bình Trọng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Trần Bình Trọng:
+ "Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả....hạnh phúc đối với những người làm tướng"-> Ông rất có mắt nhìn người, không coi thường năng lực của Hoàng Đỗ dù biết cậu chỉ là một cậu bé chăn cừu.
+ "Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông."-> Một người chủ tướng, chủ nhân tốt, biết nghĩ đến người cấp dưới của mình.
+ "Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ"-> Là một người chủ tướng nhưng Trần Bình Trọng thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người dưới trướng mình.
=> Trần Bình Trọng là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình.
- Trần Quốc Tuấn:
+ “Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó" -> Trần Quốc Tuấn rất có mắt nhìn người. Hoàng Đỗ chỉ là một đứa trẻ nhưng khi được ông giao nhiệm vụ cậu cũng sẵn sàng nhận và làm.
+ "Binh pháp gọi như....như vậy đâu!"-> Ông là người học rộng hiểu sâu.
+ "Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu"-> Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.
=> Trần Quốc Tuấn là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ.
- Hoàng Đỗ:
+ “Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”-> mặc dù cậu bé này vẫn còn nhỏ tuổi nhưng trong thâm tâm cậu đã cháy lên ngọn lửa yêu nước vô cùng lớn, sẵn sàng hi sinh vì nước, dù có chết thì cũng chẳng sợ gì.
+ "cháu sợ không đảm đương được việc này"-> đứng trước với việc lớn như này mà bản thân mình phải tự làm cậu cũng tỏ ra lo lắng và sợ hãi.
+ "Nuốt xong, cháu không chịu chết....mạng giặc."-> Hoàng Đỗ là một cậu bé gan dạ, có lòng căm hận giặc.
=> Hoàng Đỗ là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ.
Nhân vật |
Các chi tiết |
Nhận xét tính cách, phẩm chất |
Trần Bình Trọng |
“Cậu bé chăn ngự đã biết đem tất cả... hạnh phúc đối với những người làm tướng”, “Nhưng đột nhiên, ông nhớ lại và thấy trước đây, ông chưa đối xử rộng tình với quân sĩ và gia nô của ông”, “Trần Bình Trọng dùng mũi kiếm... dùng thuốc đấu trán cho Hoàng Đỗ” |
là vị tướng tài năng, rất giỏi nhìn người, có sự thấu hiểu cho những người dưới trướng mình. |
Trần Quốc Tuấn |
“Đây là một đạo...Việc lớn của nước nằm trong viên sáp này đó”, “Binh pháp gọi như.... như vậy đâu!”, “Ta cũng đã nghĩ trước....vận nước đâu” |
là người có mắt nhìn người rất tinh tế và nhìn đúng người. Luôn suy nghĩ, dự liệu, cẩn thận trước mọi thứ. |
Hoàng Đỗ |
“Phải trung với nước. Dù có chết cho nước cháu cũng không sợ”, “cháu sợ không đảm đương được việc này”, “Nuốt xong, cháu không chịu chết.... mạng giặc.” |
là một cậu bé ngoan ngoãn, nhanh nhẹn và có lòng yêu nước nồng nàn từ khi còn rất nhỏ. |
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố nào ở văn bản này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua những yếu tố:
- Văn bản Bên bờ Thiên Mạc có nội dung liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
- Văn bản cũng có nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Văn bản không đơn thuần là kể lại sự kiện lịch sử, con người có thật mà có sự đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả.
- Bối cảnh của văn bản là một hoàn cảnh xã hội cụ thể đặt trong một sự kiện lịch sử cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Nhân vật chính trong Bên bờ Thiên Mạc (Hà Ân), ngoài những nhân vật chính có thật trong lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng còn có các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.
- Văn bản có các từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến như: nô tì, tướng quân...
- Nội dung: liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
- Sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả.
- Bối cảnh: cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Nhân vật chính: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.
- Từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến: nô tì, tướng quân...
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong đoạn trích trên, điều gì gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?
Phương pháp giải:
Trả lời theo cảm nhận cá nhân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất với em trong đoạn trích trên là tinh thần dũng cảm của chú bé Hoàng Đỗ, tuy tuổi nhỏ nhưng em đã làm được những điều có ích cho đất nước.
Em ấn tượng với tinh thần dũng cảm của chú bé Hoàng Đỗ, tuy tuổi nhỏ nhưng em đã làm được những điều có ích cho đất nước.
CH cuối bài 6
Câu 6 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc giúp em hiểu thêm được gì về tấm lòng của những người con nước Việt khi đất nước có giặc ngoại xâm?
Phương pháp giải:
Trả lời theo cảm nhận cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Khi đất nước lâm nguy trước kẻ thù xâm lực, mỗi người dân Việt Nam cần phải đứng lên dũng cảm chống lại giặc ngoại xâm, thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.
Khi đất nước lâm nguy trước kẻ thù xâm lực, mỗi người dân Việt Nam cần phải đứng lên dũng cảm chống lại giặc ngoại xâm
- Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Tự đánh giá bài 8 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 8 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
- Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thầy đầu tiên 8 CD
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đổi tên cho xã
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người mẹ vườn cau
- Văn bản Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ"
- Văn bản Bộ phim "Người cha và con gái"
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thầy đầu tiên 8 CD
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đổi tên cho xã
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người mẹ vườn cau
- Văn bản Cuốn sách "Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ"
- Văn bản Bộ phim "Người cha và con gái"